CUỘC SỐNG MUÔN MÀU

Cưới và đám cưới


Viết nhân có nhiều việc liên quan đến cưới xin vào cuối và đầu năm…

1. Nhiều người xem sự kiện đám cưới là một cách để tăng thu nhập, thu hồi vốn (lẫn lời, nếu có), nên họ tận dụng tất cả các mối quan hệ để mời cưới. Vài người chỉ gặp vài lần, nói chuyện vài câu, cũng mời. Vài mối quen biết cũ, rất rất lâu không hề liên lạc, cũng ráng tìm lại liên lạc, rồi mời. Nên bây giờ, mời cưới, phải gọi là “bị” mời cưới, chứ không phải “được”.

2. Nhiều người xem việc dự đám cưới là một cách “trả nợ”. Vì người ta đã dự đám cưới của họ, nên họ sẽ đi dự lại. Người ta đi người ta bao nhiêu, không cần biết thời gian bao lâu sau khi người ta mời lại, thì họ vẫn sẽ đi lại đúng số tiền đó, không hơn không kém. Nếu đã chấp nhận việc tính toán so đo này, thì sao không tính luôn, rằng giá vàng lúc trước bao nhiêu, giá xăng bao nhiêu, gạo củi mắm muối bao nhiêu, để mà so với thời giá hiện tại, rồi đi lại cho nó trọn vẹn?

3. Nhiều người xem việc dự đám cưới là một cách “đầu tư” có thời hạn. Bởi khi ấy, họ đã có chốn gởi sẵn rồi, chỉ cần chờ ngày lành tháng tốt để làm tiệc hỉ. Vậy nên phải dự đám cưới người ta chớ. Dự để khi đám cưới mình, còn có người đi lại, dẫu không biết, khi người ta đi lại, thì có hoan hỉ hay không, đám cưới mình có được vui vẻ ấp áp hay không!

4. Nhiều người, khi được mời cưới, đi được thì họ mới đi, còn không đi được, thì cũng không “gởi” luôn, mặc cho mối quan hệ có thân nhau đến đâu.

5. Thường dịp cuối năm hoặc tháng Giêng âm lịch là những tháng có nhiều ngày tốt cho việc cưới xin, nên các đôi trẻ cứ vậy mà tranh thủ cưới nhau dịp này. Nếu bạn có dự định cưới, tôi khuyên bạn nên tránh dịp này ra. Bởi thứ nhất, dịp cuối năm công việc chộn rộn, mà tiền bạc thì ai cũng cần để sắm sửa hàng trăm thứ đón năm mới, nên người được mời có nguy cơ dự không được, mà cũng ảnh hưởng tới tài chính của họ. Còn đầu năm thì vừa xong cái Tết cổ truyền, tài chính hẳn là rất tệ rồi. Thứ hai, ngày tốt thì cả năm đều có nhiều ngày, không lý nào chỉ có mỗi một ngày hợp với tuổi của cô dâu chú rể. Và ngày tốt thì chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, chứ bao nhiêu cặp đôi cưới nhau, có cặp đôi nào mà không chọn ngày tốt, xong rồi nhiều cặp vẫn li dị, sống không hạnh phúc đấy thôi!

6. Nhiều người xem việc cưới như một việc cần phải làm trong đời, giống như phải thêm một món đồ gì đó, thêm một việc gì đó, thì cuộc đời mình mới được gọi là đủ đầy. Nên họ chọn người để cưới như lựa chọn một món hàng. Người đó có hình dáng thế nào, để “củng cố đời con”. Người đó có học vấn thế nào, để không phải “mất mặt” trước những người khác. Người đó có kiếm được tiền để bảo đảm một cuộc sống sung túc hay không. Gia cảnh người đó thế nào để không phải lo lắng sau khi cưới… Tâm hồn, tính cách, những giá trị sâu sắc quan trọng thì không cần quan tâm đến…

7. Nhiều người xem việc cưới như sự đã rồi, thôi thì “nhắm mắt đưa chân”. Bởi họ nghĩ họ đã lớn tuổi, đã “ế”, đã không có sự lựa chọn nào khác. Gặp thì cưới đại cho rồi. Và cũng bởi vì họ sợ họ khác người, khác với quan niệm xã hội rằng, trai lớn lên phải cưới vợ, gái lớn lên phải gả chồng.

8. Đám cưới bây giờ, giống như theo xu hướng, theo trào lưu, ai cũng cố gắng đi chụp ảnh ngoại cảnh làm album, lưu lại đủ thứ khoảnh khắc bắt chước và đóng giả theo. Tiệc thì đãi ở nhà hàng. Sau đám cưới thường là đi tuần trăng mật. Hóa ra thời hiện đại, đến đám cưới truyền thống mà cũng làm theo lối “công nghiệp hóa” được.

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s