“Với thiết kế dãy lớp học được xây hình vòng cung, bên trên là tháp chuông với chuông và đồng hồ, trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt đã từng là kiến trúc được Hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ XX.
Tọa lạc tại số 29 đường Yersin, thành phố Đà Lạt, trước năm 1975, trường còn có tên là Grand Lycée.
Trường được người Pháp thành lập năm 1927, do kiến trúc sư Moncet thiết kế và chỉ đạo xây dựng, dành cho con em người Pháp và một số gia đình người Việt giàu có. Lúc đầu trường mang tên Petit Lycée Dalat, dạy học sinh tiểu học. Đến năm 1932, trường đổi tên thành Grand Lycée Yersin để tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin.
Từ năm 1970 -1975, trường có tên Trung tâm Giáo dục Hùng Vương. Sau ngày giải phóng, Trung tâm Giáo dục Hùng Vương đổi thành trường Cao đẳng Sư phạm. Năm 1992, cả ba trường Sư phạm Mầm non, Trung học Sư phạm, Cao đẳng Sư phạm sát nhập thành một trường đa cấp, đa hệ và lấy tên mới là trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt.
Điểm độc đáo của ngôi trường chính là dãy lớp học được xây hình vòng cung, gạch xây trường là gạch trần đỏ được chở từ châu Âu sang, mái được lợp bằng ngói làm từ nước Pháp. Hiện nay các tấm ngói lợp đã được thay thế do các tấm ngói cũ đã không còn sử dụng được nữa.
Trường nằm trên một ngọn đồi cao, đứng ở đâu tại Đà Lạt, du khách cũng có thể nhìn thấy tháp chuông của trường học. Đây cũng là điểm nhấn của dãy nhà hình vòng cung. Người ta vẫn chưa lý giải được tại sao không phải nhà thờ mà trường lại có tháp chuông.
Phía bên ngoài tháp chuông trước đây có một đồng hồ nhưng có lẽ đã bị tháo dỡ, du khách chỉ có thể thấy vết tích của chiếc đồng hồ lớn còn in lại trên nền gạch. Bên trên tháp chuông cũng không còn chuông do có lẽ đã bị tháo dỡ trong thời chế độ cũ.
Ngoài ra, một điều đặc biệt của trường nữa là các tòa nhà được nối bằng các dãy hành lang có mái cong che mưa nắng. Được biết, nhiều danh nhân Việt Nam đã có thời gian học tập tại trường, điển hình như GS Trịnh Xuân Thuận – nhà vật lý thiên văn, hiện sống tại Mỹ.
Hiện tại trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt mở cửa cho du khách tham quan buổi trưa từ 11g30-13g, và chiều từ 16-17g vào tất cả các ngày trong tuần. Đến đây du khách có thể ngắm kiến trúc độc đáo của trường và tận hưởng không gian thoáng đãng, rộng rãi của vườn thông trong khuôn viên trường“. – (Nguồn tổng hợp từ Internet, chưa xin phép tác giả).
Cổng trường
Sân trước nhìn từ trong ra
Khu nhà ở sân trước, có lẽ là mới xây
Sơ đồ trường
Bãi giữ xe
Một mảnh sân trong vô cùng rộng
Nhiều cây thông xanh mát trong sân trường
Những dãy nhà cổ kính ẩn nấp sau rặng thông
Đà Lạt đất rộng là đây
“Các tòa nhà được nối bằng các dãy hành lang có mái cong che mưa nắng”
Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học
“Điểm độc đáo của ngôi trường chính là dãy lớp học được xây hình vòng cung, gạch xây trường là gạch trần đỏ được chở từ châu Âu sang, mái được lợp bằng ngói làm từ nước Pháp. Hiện nay các tấm ngói lợp đã được thay thế do các tấm ngói cũ đã không còn sử dụng được nữa”
Khung cảnh lãng mạn, nhất là lúc các sinh viên trong những chiếc áo lạnh nhiều màu sắc túa ra từ các lớp học
“Trường nằm trên một ngọn đồi cao, đứng ở đâu tại Đà Lạt, du khách cũng có thể nhìn thấy tháp chuông của trường học. Đây cũng là điểm nhấn của dãy nhà hình vòng cung”
“Người ta vẫn chưa lý giải được tại sao không phải nhà thờ mà trường lại có tháp chuông”
Các dãy nhà cũ kỹ khác
Nói chung nguyên trường chỉ có tòa nhà cổ với kiến trúc Pháp độc đáo là đẹp. Nếu đi vào lúc trưa, trời nắng, bầu trời xanh, hẳn là ảnh sẽ vô cùng đẹp.
Bữa chiều đó, mình chạy xe máy vào tham quan, tới cổng bảo vệ thì dừng lại, dắt xe vào, trình diện chú bảo vệ và nói ý định muốn tham quan chụp ảnh. Chú nói sau 16g hãy quay lại, khi sinh viên đã vãn học bớt. Nếu mình cứ tự nhiên đi vào, giả như sinh viên đi học thì chắc cũng không bị hỏi han gì đâu.
Đà Lạt, tháng 10/2013.
Những chữ in nghiêng nằm trong ngoặc kép là tổng hợp từ Internet.