Một ngày, tình cờ đọc trên mạng thấy tỉnh Bình Dương có nhiều chỗ để khám phá mà mình chưa biết, như nhà cổ, vườn trái cây, chùa chiền, đình miếu, và đặc biệt là các làng nghề truyền thống, như làng gốm sứ, khắc gỗ, sơn mài, vậy là mình hẹn một người bạn đi thử để tìm thứ hay ho chụp ảnh. Chuyến đi mong chờ nhất là được chụp ảnh ở làng gốm.
Kết quả, làng gốm tìm hoài không thấy đâu vì đã bị di dời, cơ sở gốm Minh Long thì hiện đại quá. Nhưng trong lúc đi tìm làng gốm thì tụi mình mò được đến làng sơn mài Tương Bình Hiệp. Gọi là làng nghề truyền thống, nhưng thực chất hiện nay chỉ có vài hộ kinh doanh và sản xuất nhỏ lẻ, không như trí tưởng tượng của tụi mình về một làng nghề, là bao gồm nhiều con đường mà mỗi ngôi nhà san sát nhau đều làm cùng một nghề, cùng sản xuất và kinh doanh một mặt hàng.
Làng sơn mài Tương Bình Hiệp bắt đầu từ đầu con đường Hồ Văn Cống. Để đến được đây, từ Sài Gòn bạn chạy thẳng theo quốc lộ 13 xuống TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương, sẽ là đại lộ Bình Dương (cùng là quốc lộ 13) thì bạn để ý xem bảng tên đường và rẽ trái vào đường Hồ Văn Cống. Đầu đường sẽ có bảng đề làng sơn mài Tương Bình Hiệp.
Làng kết thúc chỗ nào thì mình không rõ, nhưng tụi mình đã chạy thử một vòng, thì chỉ thấy lác đác các hộ buôn bán những thứ liên quan đến sơn mài, như tranh, bình gốm… Gần đó thì lại có các lò làm lu đất.
“Cuối thế kỷ 18, theo dòng di dân, những người thợ sơn mài từ đất Quảng Bình, Thuận Hóa đã mang theo nghề sơn vào tận xứ Đồng Nai, Gia Định, trong đó có Tương Bình Hiệp, và dần dần phát triển. Với sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng đáp ứng được thị hiếu thẩm mỹ và nhu cầu sử dụng của khách hàng, Tương Bình Hiệp trở thành một thương hiệu nổi tiếng” (Trích dẫn từ hcmufa.edu.vn).
Làng sơn mài Tương Bình Hiệp hiện nay thuộc phường Tương Bình Hiệp, nằm cách trung tâm Thủ Dầu Một khoảng 5km, và cách trung tâm Sài Gòn khoảng 33km.
Dưới đây là một số hình ảnh mình đã ghi lại được khi xin vào chụp ảnh ở một xưởng sản xuất khảm xà cừ và sơn mài nhỏ. Đi vào ngày chủ nhật nên thợ thầy nghỉ hết, chỉ còn lại hai cô vẫn còn ngồi miệt mài làm việc.
Phía trước xưởng, mọi thứ có vẻ lộn xộn và tồi tàn
Những chiếc bình lớn có hoa văn tròn chính là thành phẩm đã được khảm xà cừ (khảm trai, ốc)
Những vỏ trai mua từ ngoài Bắc – nguyên liệu khảm
Từ sân nhìn ra ngoài đường
Bên trong là hai cô đang làm việc, dù là chủ nhật
Kho chứa các bình gốm chờ vẽ sơn mài
Màu sơn mài dang dở
Một bức tranh chưa hoàn thành
Công đoạn cưa vỏ trai thành những mảnh theo hình dáng đã được vẽ trước đó, sau đó sẽ dùng để khảm lên tranh
Những mảnh vỏ trai đã được cắt xẻ.
Cơ sở mình có bán trai cắt sẳn ko hả