Độc hành tháng ba: lên núi xuống biển (5)


Đà Lạt – Lạc Dương – Diên Khánh – Phan Rí Cửa: 320 km
Đèo Long Lanh: tên sao thực tế vậy!

Đèo Long Lanh thường được dân địa phương gọi là đèo Hòn Giao, đèo Khánh Lê (lấy tên từ xã Khánh Lê, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, nơi có đèo đi qua), đèo Bidoup (do đèo chạy vòng quanh vườn quốc gia Bidoup), hay đèo 723 (do đường 723 đi qua). Còn “Long Lanh” là tên mà dân du lịch bụi đặt cho theo hình dạng của đồ thị Omega.

>> Độc hành tháng ba: lên núi xuống biển (4)
>> Độc hành tháng ba: lên núi xuống biển (3)

Mình nhấn ga mạnh hơn, có lẽ vì mong muốn nhanh chóng được đi vào con đèo đẹp huyền thoại này. Kể từ đây, mình gặp nhiều nhóm bạn trẻ cũng đi xe máy qua đèo hoặc từ hướng ngược lại, thỉnh thoảng ở những chỗ đẹp là cả nhóm lại dừng chụp ảnh, không khí vui hẳn lên.

Bảng giới thiệu vườn quốc gia Bidoup, nơi con đèo cong cong chạy qua

Eo, bắt đầu thấy sương mù lờn vờn trên đỉnh núi, hứa hẹn chốn “bồng lai tiên cảnh” sắp xuất hiện

Bảng cảnh báo đường có sương mù

Và sương mù xuất hiện thật

Lúc này đã hơn 11g trưa mà sương mù dày đặc như buổi sớm

Và lạnh, rất rất lạnh. Trong ảnh là khu nhà của kiểm lâm

Ranh giới giữa hai tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hòa

Phải ghi lại khoảnh khắc đặc biệt này chứ (trong lòng đang hân hoan reo lên sung sướng, vì cảnh tuyệt quá)

Có nhiều bạn đi xe khách từ Sài Gòn lên Đà Lạt vào tầm 4-5g sáng, rồi thuê xe máy chạy lên đèo. Mình thì chẳng dám đi vào giờ ấy, vì trời tối khá nguy hiểm, đã vậy, trời sẽ lạnh gấp mấy lần…

Có câu chuyện mà cánh tài xế truyền miệng là khi đi đêm qua đèo Long Lanh họ sẽ bất ngờ nhìn thấy hai thứ, hoặc là một cô lớn tuổi xin đi nhờ xe, hoặc là một con chó lớn. Có phải là thật hay không, cũng đều dễ làm người ta hoảng hồn mà gây tai nạn.

Một đoạn đường rất đẹp

Độ cao bắt đầu giảm dần (cao nhất là 1.700 m)

Đi qua một con thác nhỏ, lúc này là mùa khô, nên dòng thác chỉ nhỏ như vậy thôi.

Suốt đoạn đường dài mình còn gặp nhiều con thác như vậy.

Đoạn này đẹp, và rác rưới xuất hiện quá chừng (sự thật rất trần trụi về ý thức người dân)

Sương phủ trắng chẳng thấy đâu là bến bờ

Xe đi qua những đoạn này phải mở đèn giữa trưa

Trên đầu là mây bay…

Một cái miếu nhỏ (những đoạn đường hay xảy ra tai nạn thường có những ngôi miếu như vậy)

Vách đá với vân đá kỳ ảo như dòng nước chảy

Đường cong nguy hiểm duy nhất mà mình cảm nhận

Đường vắng, lại tranh thủ “tự sướng”

Độ cao càng giảm, nhiệt độ càng tăng

Đi ngang suối Đá – Hòn Giao

Những bông hoa vàng trên đường

Xuống chân đèo là đã thấy xuất hiện các hàng quán. Chỗ này thuộc xã Khánh Lê, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa

Nhà của người dân huyện Khánh Vĩnh ở dưới chân đèo. Khánh Vĩnh là huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa với dân cư chủ yếu là dân tộc thiểu số Cơ Ho, Ê Đê, Tày, Nùng…

KDL Suối Đá – Hòn Giao ở xa xa

Đã thấy những ngọn đồi thấp quen thuộc của vùng Nam Trung bộ

Mình nghĩ, đây thật là một con đèo – cung đường đáng để đi vì sự tuyệt vời của việc cảm nhận sự thay đổi của quang cảnh từ vùng núi xuống đồng bằng, thay đổi của thời tiết từ lạnh sang nóng…

Thẳng đường mà đi

Đi qua đoạn đường có những cây hoa đỗ mai đang trên đường tàn lụi. Đoạn này mình gặp một tốp những cua-rơ đi qua, có lẽ họ đã đi cùng cung đường với mình, thật đáng nể vì cái sự đi đường đèo bằng xe đạp.

Cảnh đồng lúa bắt đầu xuất hiện

Sắp ra quốc lộ 1A

(Còn tiếp)

>> Độc hành tháng ba: lên núi xuống biển (6)

Advertisement

2 bình luận về “Độc hành tháng ba: lên núi xuống biển (5)

  1. Chào chị An, em là Vi sn91, hiện sống và làm việc ở HCM, chị cho em hỏi một chút là trong những chuyến đi xa độc hành như thế này thì chị có biết sửa xe các lỗi cơ bản như nước vô bugi hay bể bánh xe và có mang theo đồ nghề sửa xe ko, hay chỉ kiểm tra xe trước khi lên đường thôi ạ? Em cám ơn chị.

    • Chào em, chị không hề biết sửa xe em à. Mỗi lần đi qua đường/ đèo vắng thì cũng hơi hơi lo, nhưng tinh thần “điếc không sợ súng” đã lấn át tất cả. Tuy nhiên, trước và sau những chuyến đi xa thì chị thường đem xe đi rửa, thay nhớt, bơm bánh xe, chỉnh thắng… Hên là trước giờ chỉ mới gặp đúng một trường hợp suýt hết xăng trên đèo thôi, chứ bình thường xe chị vẫn chạy tốt.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s