Bảo tàng Phụ Nữ Nam Bộ nằm ở số 202 Võ Thị Sáu, phường 7, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh (Sài Gòn). “Ra đời ngày 29/04/1985, tiền thân của bảo tàng Phụ Nữ Nam Bộ là Nhà truyền thống phụ nữ Nam bộ được xây dựng theo tâm nguyện và ý chí của các thế hệ phụ nữ đi trước nhằm giữ gìn, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam cho các thế hệ mai sau.” – (Theo baotangphunu.com).
Bảo tàng Phụ Nữ Nam Bộ nhìn từ sân trước
Kiến trúc thực dân của tòa nhà làm việc dành cho nhân viên bảo tàng
Tường bên ngoài khu vực trưng bày tham quan
Các hiện vật được trưng bày trên ba tầng lầu và mở cửa miễn phí cho khách vào tham quan tất cả các ngày với thời gian: 08:00-11:30 và 13:30-17:30.
Sân bảo tàng nhìn từ tầng 1
Vừa bước vô lầu 1 là phần giới thiệu về các Thánh mẫu
Tiếp theo là giới thiệu lịch sử trang phục truyền thống áo dài, đồ trang sức và những trang phục truyền thống của người dân tộc thiểu số ở Nam bộ
Lầu 1 cũng trưng bày một số hiện vật giới thiệu về nghề dệt lụa và làm chiếu cói
Hiện vật bông vải, nguyên liệu làm ra vải – lụa
Khung cửi dệt vải của đồng bào dân tộc thiểu số
Tái hiện cảnh nhuộm vải
“Lụa Tân Châu nổi tiếng với thương hiệu Lãnh Mỹ A là một trong những loại mặt hàng “độc nhất vô nhị” mà bất kỳ người phụ nữ nào ở thế kỷ XX cũng đều mơ ước được mặc những chiếc quần lãnh đầy nét quyến rũ này. Lãnh Mỹ A là một loại lụa dệt bằng tơ tằm, được gia công bằng những công thức rất độc đáo. Nó không có nhiều màu sắc như những loại vải hiện nay, nó chỉ có một màu đen huyền bóng loáng và không bao giờ phai màu. Điều đặc biệt và cũng là nét đặc trưng cho sản phẩm này chính là khả năng không co giãn và không hút ẩm của nó. Lãnh Mỹ A mặc vào mùa hè thì rất thoáng mát, mặt vào mùa đông thì ấm áp lạ thường . Dấu hiệu dễ nhận thấy được của những người thợ nhuộm lụa Tân Châu là đôi bàn tay bị đen do tiếp xúc với phẩm nhuộm. Nhưng điều đặc biệt ở đây là phẩm nhuộm không phải là những hoá chất được pha chế như hiện nay, nó là nhựa của một loại quả gọi là quả mặc nưa. Loại quả này có nguồn gốc từ Campuchia được những người thợ nhuộm mua quả chở về (mùa thu hoạch quả mặc nưa bắt đầu vào khoảng tháng 5 tháng 6). Sau đó người dân nơi đây tự trồng lấy, không ngờ loại cây này lại rất thích hợp với vùng đất Tân Châu” (Theo toanthinhsilk.com).
Một số nguyên liệu dùng làm màu nhuộm vải: trái mặc nưa nhuộm ra sợi màu đen, củ nghệ nhuộm sợi vàng, hạt dầu điều (đu đủ tía) nhuộm màu cam, nhựa cây Pa-keik nhuộm sợi đỏ…
Một số mẫu lụa
Tái hiện cảnh dệt chiếu cói
Lầu 2 là các thông tin về những người phụ nữ quật cường, các bà mẹ Việt Nam anh hùng trong lịch sử Việt Nam
Trái: tượng AHLS Hồ Thị Kỷ, phải: tượng mẹ VNAH Nguyễn Thị Rành
“Hồ Thị Kỷ sinh tại ấp Cây Khô, xã Tân Lợi (nay là xã Hồ Thị Kỷ), huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau trong một gia đình nông dân nghèo. Tham gia hoạt động cách mạng từ những năm còn trẻ với tư cách giao liên. Năm 1968 bà được kết nạp vào Đoàn thanh niên. Từ đó bà tham gia vào các đội biệt động ở thị xã Cà Mau. Năm 1969 Hồ Thị Kỷ tổ chức nhiều trận đánh biệt động vào thị xã Cà Mau và với những thành tích xuất sắc Hồ Thị Kỷ được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Hồ Thị Kỷ đã mất trong một trận đánh tại Cà Mau vào ngày 03 tháng 4 năm 1970, khi mới 21 tuổi” (Theo wikipedia.org).
“Bà Nguyễn Thị Rành (1900 – 1979), cư ngụ tại xóm Đìa, ấp Trại Đèn, xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Bà còn có nhiều tên khác như: “Má Tám Rành”, “Bà bà Củ Chi”, “Má Tám Trầu” (vì má hay ăn trầu), “Bà mẹ Đất Thép”, “Bà Má Dũng Sĩ”. Bà có 8 con trai và 2 cháu là liệt sĩ và đã được Chủ tịch nước và Quốc hội truy tặng” (Theo wikipedia.org).
Một số hình ảnh phong trào đấu tranh cách mạng của phụ nữ Nam bộ
Bức tượng bên phải: Cô gái vót chông
Tranh sơn mài: Làng Rừng
Nhà hai nóc nuôi giấu cán bộ
Lầu 3
Tặng phẩm của các tổ chức và phong trào nhân dân thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam
Những người phụ nữ trên thế giới ủng hộ hòa bình cho Việt Nam
Những đứa trẻ được sinh ra hoặc lớn lên cùng mẹ trong tù
Ảnh thứ 2, hàng trên, từ trái qua: Bà Bùi Thị Cẩm – Nữ luật sư đầu tiên của Việt Nam
Giới thiệu các cuộc khởi nghĩa do phụ nữ cầm quyền và những công chúa, hoàng hậu, thái hậu… nổi tiếng trong lịch sử thời phong kiến
Theo ý kiến cá nhân mình, Bảo tàng Phụ Nữ Nam Bộ là một bảo tàng đáng để tham quan và học hỏi.
Ảnh: Nguyễn Kim Ngân
Chiếc áo của chị Trần Thị Sáu (Mười Thoa) lúc trước được trưng bày nay đâu rồi. Một kỷ vật quan trọng như vậy tại sao lại cất đi.