Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác nằm ở ấp 1, xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang. Ngôi chùa hoành tráng được xây dựng mới vài năm trở lại đây, tọa lạc trên một khu đất rộng lớn.
Chùa theo “thiền phái Trúc Lâm (còn gọi là Trúc Lâm Yên Tử hay Trúc Lâm Tam tổ) do vua Trần Nhân Tông sáng lập, nhưng đã suy tàn. Một dạng thiết chế tôn giáo mới, gắn với Thiền phái Trúc Lâm, là các Thiền Viện Trúc Lâm do Hòa thượng Thích Thanh Từ khởi xướng. Đây cũng là một hình thức tôn vinh, thăng hoa của Thiền phái Trúc Lâm trong đời sống xã hội hiện đại” (tổng hợp nguồn từ Internet).
Hướng dẫn đường đi:
Để đến đây, bạn có thể đi theo quốc lộ 1A từ Sài Gòn về đến ngã ba Trung Lương, quẹo phải về hướng cầu Mỹ Thuận, đi chừng 6 km đến xã Long Định (huyện Châu Thành) thì rẽ phải, đi 10 km thì đến thị trấn Mỹ Phước, huyện Tân Phước; đi thẳng vô đường Tràm Mù thêm 10 km nữa sẽ có bảng chỉ dẫn tới thiền viện.
Cách thứ hai là đi đến thị xã Tân An (tỉnh Long An) thì quẹo phải vô quốc lộ 62, đi thẳng hoài, qua một cây cầu cao cổ kính, tới ngã tư đèn xanh đỏ thứ nhất thì quẹo trái vô tỉnh lộ ĐT867, tới đường Tràm Mù đi thêm 10 km nữa sẽ có bảng chỉ dẫn tới thiền viện.
Lúc vô được đường Tràm Mù nhỏ nhắn, ngắm cảnh quan hai bên đường rất là thích. Bên trái là nơi người ta trồng khóm, thanh long. Bên phải là con kênh xanh mát. Nghe nói khu vực này từng là rốn phèn, kinh tế kém phát triển. Một năm thì có 6 tháng khô hạn không có nước ngọt để dùng, 6 tháng còn lại thì nước nổi lên ngập lênh láng khắp một vùng.
Một đoạn tỉnh lộ ĐT867
Cánh đồng khóm
Thanh long
Con kênh xanh xanh…
Đã đến chùa
Tường rào
Cổng chùa
Chùa mang kiến trúc đặc trưng của thiền phái Trúc Lâm (mà phải đi nhiều, gặp nhiều, mới để ý ra)
Chánh điện
Tạo hình hai cây đèn lớn thường thấy ở thiền phái Trúc Lâm
Từ chánh điện nhìn ra sẽ thấy dòng chữ “soi sáng lại chính mình” ở cổng
Gác trống, đối nghịch phía bên kia là lầu chuông
Chánh điện nằm trên một diện tích rộng 1.000 m2, sức chứa trên 3.000 người
Bên trong chánh điện thờ tượng Phật Thích Ca Mâu Ni tạc bằng đá ngọc, thếp vàng, cao 4,5 m, nặng trên 30 tấn, do các nghệ nhân Myanmar chế tác. Hai bên trái phải là tượng Văn Thù Bồ Tát cưỡi sư tử và Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi voi.
Cảnh quan trong sân chùa
Cây bồ đề
Hiện tại thiền viện vẫn còn đang xây dựng thêm nhiều hạng mục, tương lai sẽ trở thành trung tâm tu học, một nơi thu hút khách tham quan và góp phần làm thay đổi diện mạo một xã nghèo của huyện Tân Phước, nơi một thời được xem là vùng đất hoang vu, cách trở…
có ai có sđt của chùa không ạ? tụi em muốn liên hệ
Xin chào. Xin cảm ơn bạn An da chia xẻ những tam hình dẹp cua thiền viện. Mong bạn giúp mình, nếu mình muốn ra bến xe miền tây don xe di về thiên viện chánh giác thi mình phải di bang xe tuyến gì? Xin cảm ơn.
Cảm ơn bình luận của bạn. Mình không rõ về xe đò/ xe buýt nha bạn. Bạn có thể lên Google tra từng chặng:
1. Xe đò từ bến xe miền Tây về huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang
2. Xe buýt nội tỉnh từ trung tâm huyện Tân Phước tới thiền viện, hoặc tới gần thiền viện, và đón xe ôm đi vào.
Cho mình hỏi là Đường bạn đã hướng dẫn thì xe 45 chỗ đi được cả 2 đường ko bạn???
Mình nghĩ cách 1 sẽ thích hợp cho xe 45 chỗ, nhưng lúc vô đường Tràm Mù sợ hơi khó khăn đó nghen.
Gặp được người bạn có cùng sở thích thì thật thú vị. Mình là Phong đang làm một web wordpress như bạn thpgo.com. Và chủ nhật tuần này sẽ đến thiền viện và chụp hình rồi về viết blog như bạn. Nếu có duyên thì gặp bạn nhé. Cảm ơn những bài viết của bạn.