Hội quán Hà Chương (hay Hà Chương hội quán, hội quán Chương Châu, chùa Ông Hược, chùa Bà Hà Chương) tọa lạc tại số 802 Nguyễn Trãi, phường 14, quận 5, là ngôi chùa Hoa của những người Phúc Kiến định cư tại Sài Gòn.
“Vào cuối thế kỷ XVII, nhiều người Hoa thuộc nhóm ngôn ngữ Phúc Kiến (Trung Quốc), vì mưu sinh nên đã sang vùng Chợ Lớn (Việt Nam) định cư. Để có nơi thờ cúng, giữ gìn tập tục, nơi gặp gỡ đồng hương, mà những người ở hai phủ Tuyền Châu và Chương Châu (tỉnh Phúc Kiến) sống tại Sài Gòn lúc bấy giờ đã chung góp công sức, tiền của lập nên một ngôi thờ, mà nay có tên là miếu Nhị Phủ.
Tương truyền, sau khi tạo lập xong Nhị Phủ miếu, do bất đồng ý kiến, nên cộng đồng này bị chia tách: nhóm Tuyền Châu đã lập thêm Hội quán Ôn Lăng vào năm 1740, nhóm Chương Châu thuộc 7 huyện của phủ Chương Châu đã lập thêm Hội quán Hà Chương vào năm 1809. Từ năm tạo lập cho đến nay, Hội quán Hà Chương đã trải qua nhiều lần trùng tu.
Nhìn chung, lối kiến trúc của Hội quán Hà Chương tuân thủ kiểu thức miếu vũ Phúc Kiến: tiền đường có nếp mái gian giữa cao, hai bên thấp, cong vút lên; trước có hai cửa sổ tròn, tượng trưng cho nhật nguyệt. Đặc biệt nhất là cách tạo hình và trang trí mái ngói mang đậm nét phong cách của người Phúc Kiến, với những bờ nóc uốn cong có gắn các mảng tượng làm bằng vữa hồ và mảnh sành, thủy tinh đủ mọi sắc màu. Và cũng giống như các ngôi chùa miếu khác do người Hoa xây dựng, trong Hội quán Hà Chương, màu đỏ là màu chủ đạo.
Năm 2001, Hội quán Hà Chương đã được Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam công nhận là di tích Lịch sử-văn hóa cấp quốc gia.
Đối tượng thờ tự ở chính điện là Thiên Hậu Thánh mẫu. Phối tự hai bên là Chúa Sanh nương nương và Phước Đức chính thần (Ông Bổn, hay Bổn Đầu Công). Tiền đường thờ Ngọc Hoàng Thượng đế và Hộ pháp. Đông lang thờ Bồ tát Quan Âm và tây lang thờ Quan Công, Thái Tuế, Tề thiên Đại thánh. Hàng năm ở đây có hai lễ lớn: Vía Bà Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) và cúng cô hồn (9 tháng 7 âm lịch).”
Mình mê tít thò lò những mẩu giấy đỏ, hồng tươi rực rỡ này, với những chữ Hán nắn nót được viết lên nguyện cầu những điều tốt đẹp, an lành.
Nói người Trung Quốc đủ đầy thói hư tật xấu như đi đâu cũng ồn ào nhắng nhít, xả rác, khạc nhổ, sự bành trướng thế lực,… nhưng nói gì thì nói, Việt Nam mình chịu sự ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa nặng nề, nhưng trong đó không thiếu những nét đẹp cần lưu giữ…
Về lai lịch Bổn Đầu Công (Ông Bổn), học giả Vương Hồng Sển cho biết:
Nguyên đời Vĩnh Lạc (1403-1424), vua có sai ông thái giám Trịnh Hòa lái thuyền buồm dạo khắp các nước miền Đông Nam Á ban bố văn hóa Trung Hoa, và luôn dịp mua về cho hoàng đế Minh Triều những kỳ trân dị bửu từ Ấn Độ, Xiêm La, Miến Điện, Cao Miên, Việt Nam, Chiêm Thành, Tân Gia Ba, Chà Và, Nam Dương Quần Đảo…
Trịnh Hòa vừa là nhà thám hiểm, du lịch, khảo cứu địa dư, ngoại giao, ngôn ngữ học, mỗi lĩnh vực đều tỏ ra tài tình. Đi đến đâu, ông thi nhân bố đức, và đưa người Hoa đến lập nghiệp đến đó, hoặc chỗ nào có người Trung Hoa ở sẵn thì ông chỉnh đốn sắp đặt cho có thêm trật tự. Sau này ông mất, dân ngoại kiều cảm đức sâu, thờ làm phúc thần, vua sắc phong “Tam Bửu Công”, cũng gọi “Bổn Đầu Công”, gọi tắt là “Ông Bổn”.
*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.
An có dùng máy mới không? Ảnh thật là quá đẹp.
Dạ cảm ơn cô, con vẫn dùng máy Canon 500D gần 8 năm nay.
Reblogged this on Giai01's Blog and commented:
Great