B’Lao cuối tuần, “đánh nhanh rút gọn” (3)


Rời tu viện Bát Nhã, tụi mình rẽ phải vào con đường đối diện tu viện và theo bảng chỉ dẫn để đến chùa Di Đà (thuộc thôn 6, Lộc Tân, Bảo Lâm, Lâm Đồng).

>> B’Lao cuối tuần, “đánh nhanh rút gọn” (2)
>> B’Lao cuối tuần, “đánh nhanh rút gọn” (1)

Lúc đầu đường còn tốt ha, càng đi tới chùa thì càng lên dốc cao, đã vậy, đường còn chưa làm, toàn đất đỏ cao nguyên, đá hộc, sỏi, ổ voi, ổ gà đầy đường. May quá, Trang chở mình (đổi tài để tiện mình chụp ảnh dọc đường) là người cũng có “tay lái lụa” nên ai nấy “bình an vô sự”.

Chùa Di Đà còn có tên là chùa Đang Đừng, là một quần thể kiến trúc độc đáo, kết hợp hài hòa phong cách kiến trúc Phật giáo và kiến trúc của người Châu Mạ (dân tộc Mạ). Người Mạ (có tên gọi khác là Mạ Xốp, Mạ Tô, Mạ Krung, Mạ Ngắn) là dân tộc thiểu số thuộc ngữ chi Ba Na của ngữ tộc Môn-Khmer, ngữ hệ Nam Á. Người Mạ là cư dân bản địa sinh sống lâu đời ở phía Nam Tây Nguyên.

Chùa Di Đà có những nếp nhà sàn bằng gỗ với mái nhà chạm khắc hoa văn theo kiểu nhà truyền thống của người Mạ, bên cạnh các tượng phật trang nghiêm. Khuôn viên chùa rất rộng và trồng nhiều cây cối, từ đồi chè, cà phê, cây trái cho đến các loại hoa lá cỏ khác, phía sau chùa còn có mấy con thác, trong đó thác Tam Hợp là con thác lớn nhất, nghe nói vào mùa mưa, nước nhiều, sẽ gồm ba dòng nước lớn đổ txuống tạo thành ngọn thác hùng vĩ. Có lẽ khung cảnh quá tuyệt vời như vậy mà nơi này có nhiều người dân địa phương tụ tập vào cuối tuần để ngắm cảnh, chiêm bái, hay tổ chức dã ngoại.

Một tiểu cảnh ở gần nơi giữ xe trước cổng chùa

Vườn trà trong khuôn viên chùa

Có cả mấy cây sim lúc lỉu trái, nhưng chưa chín

Một tòa tháp nhỏ giữa mặt hồ, gợi nhớ chùa Một Cột ở Hà Nội

Liễu rũ soi bóng nước

Ảnh: La Ngọc Trúc

Chánh điện chùa Di Đà, có thể thấy phong cách kiến trúc của dân tộc Mạ nổi bật

Rất nhiều tiểu cảnh tượng Phật ở khắp nơi, nhưng nhờ khuôn viên rộng, khéo bài trí, lại kết hợp với cây cỏ hoa lá xung quanh, nên không cho cảm giác “ngộp”

Chuông gió ở đây ngộ lắm, mỗi khi cất tiếng là nghe như tiếng gõ mõ. Một điều lý thú ở chùa này.

Cây “khiết bông”, là… không biết đó mà!

Không biết có phải là hoa tử đằng đó không?

Có cả hoa màu xanh này nữa, một màu xanh vô cùng lạ mắt, nhìn như hoa giả vậy. Tự nhiên mình lại nghĩ, khi đạt đến trình độ đỉnh cao nào đó, thì phải mang hiệu quả ngược lại. Ví dụ như cái thật phải trông như cái giả, còn cái giả phải y như thật. Kiểu như mừng quá thì tự nhiên bật khóc, còn đau khổ quá đến nỗi chỉ biết bật cười thành tiếng.

Một bài thơ hay, chớ chưa có “ngộ” đâu!

Cả nhóm ra sau chùa để đi thác. Từ chùa sẽ đi xuống mấy con dốc, đường đi có bậc thang ngon lành, không vất vả gì, mất chừng 15 phút đi bộ. Nhưng lúc quay lại mới mệt à nha.

Đứng trên dốc có thể thấy mấy ngọn đồi ở xa

Thông ven đường

Vườn cà phê trong khuôn viên chùa

Có trồng cả vú sữa nữa

Tới chỗ này là đi được 2/3 đường rồi, vẫn còn một con dốc cao cần xuống nữa.

Đi tiếp thì đã thấy một con thác hiện ra.

Một cây cổ thụ với dây leo quấn quanh. Tới đây thì cảm giác như đang ở trong rừng. Mà rừng thiệt còn gì, có suối, có thác, có cây bự…

Qua cầu này, đi tiếp sâu vô khoảng 15 phút nữa có lẽ là thác Tam Hợp bự hơn, cao hơn, đẹp hơn, nhưng chỉ có chị Trúc còn sung sức nên một mình đi vào, mặc dù đây không phải là lần đầu chị ấy tới đây. Ba đứa còn lại thì tìm chỗ nghỉ ngơi, ngâm chân, ngủ và ăn.

Trời Tây Nguyên, trưa nắng lên cũng nóng khiếp, nhưng tới được đây, giữa suối thác mát rượi thì không còn mệt mỏi gì nữa

Chỉ muốn ngồi ở đây luôn, đặt lưng trên một tảng đá phẳng, mắt nhắm hờ, và mở ra thì thấy những ngọn cây rừng cao vút tạo thành một vòng tròn xoe, ở giữa là bầu trời xanh cao vời vợi…

Thời gian không cho phép ở lại lâu, vậy là lại rục rịch quay ra.

Lên dốc thì “lè lưỡi” ha. Ảnh: La Ngọc Trúc

Ảnh: La Ngọc Trúc

Tới sân chùa rồi, mệt quá, nằm nghỉ 5 phút vậy. Ảnh: La Ngọc Trúc

(Còn tiếp)

>> B’Lao cuối tuần, “đánh nhanh rút gọn” (4) – Hết

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s