DU KÝ · Du Ký Việt Nam

Hà Nội – Mai Châu: độc hành có thích không? (3)


Về lại nhà nghỉ Chiến, mình lên sân thượng ăn sáng. Ở đây ăn sáng đã bao gồm trong tiền phòng, rất là thuận tiện đó nha. Lúc nhận giường (phòng) thì bạn sẽ được phát luôn phiếu ăn sáng.

>> Hà Nội – Mai Châu: độc hành có thích không? (2)
>> Hà Nội – Mai Châu: độc hành có thích không? (1)

Đi ngang qua quán cà phê (hình như) ở lầu 3 nè.

Khách tự lấy trà, cà phê uống nha. Mình thì thích trà hơn. Là trà nóng, giữa tiết trời se lạnh như vầy, còn ngồi ở lầu cao nữa, uống tách trà nóng được pha ở Hà Nội thì còn gì bằng!

Chỗ ngồi tùy ý ở sân thượng

Sẽ có mì xào, cơm chiên, hay bánh mì sandwhich gì đó cho bạn tự phục vụ. Tuy cơm này có trứng nhưng thôi, mình ăn đỡ vậy.

Mình nha nhẩn ăn cơm, uống trà, tận hưởng không gian vô cùng thích ở sân thượng. Ngắm nhà thờ lớn, ngắm người bên dưới. Xong đâu đấy, mình… vô giường ngủ tiếp. Không khí lạnh làm mình chỉ muốn ngủ hay sao ấy. Mà cũng buồn ngủ thiệt.

Tỉnh giấc thì đã đầu giờ chiều. Vậy là thay đồ rồi đi bộ dạo phố phường tiếp. Lúc ở trong phòng tối hù, nên mình chẳng biết ngoài trời như thế nào. “Lên đồ” xong xuôi, đi ra ngoài, thì mới biết là nắng lên, và nóng thấy bà nội luôn. Trong khi mình mặc áo sơ mi dài tay, bên ngoài thêm cái áo len nữa. Hic…

Vẫn đi theo hướng Bờ Hồ, thẳng tiến về khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Đường Hàng Trống – Lê Thái Tổ nằm trong tuyến phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm cấm xe dịp cuối tuần

Thời gian tổ chức phố đi bộ từ 19h – 24h vào các ngày từ thứ 6, thứ 7 và chủ nhật hàng tuần

Hồ Gươm và Tháp Rùa ban trưa

Cảnh đường phố Hà Nội

Ảnh sắp xếp có hơi lộn xộn không theo thứ tự không gian, thời gian nha

Một bảng hiệu dễ thương trên đường

Khu vực phố cổ tồn tại nhiều tòa nhà kiến trúc Pháp rất đẹp

“Hà Nội không vội được đâu”

Ngang qua chợ Cửa Nam

Tình cờ thấy đoạn đường ray xe lửa nơi nhiều du khách nước ngoài thích thú chụp ảnh. Khúc này là đoạn giao nhau giữa đường Điện Biên Phủ và phố Tôn Thất Thiệp (thì phải).

Một cây đa hay bồ đề gì đó có bộ rễ ăn vô cả bức tường nè.

Ngang qua chùa Thiên Phúc

Những ngôi chùa tọa lạc ở trung tâm Hà Nội thường rất nhỏ hay sao ấy. Mà sao mình “phán” cứ như thầy bói vậy hĩ?

Lần ra Hà Nội 11 năm trước đó, mình thích em ở vẻ cổ kính thâm trầm. Nhưng có điều, hơi dè dặt cái mỗi khi đi bộ dạo phố là dây điện chằng chịt và thấp sà xuống đầu. 11 năm sau quay lại thấy tình trạng khả quan hơn, dây điện hết thấp rồi. Hờ hờ…

Một ngõ nhỏ…

Đi ngang những công trình mang dấu ấn Pháp thuộc. Giờ hầu hết đều được sử dụng làm cơ quan chính phủ.

Tới nơi cần tới rồi nè. Bức tường gạch thuộc Văn Miếu Quốc Tử Giám á. Chỗ này là quận Đống Đa rồi nha.

Cổng chùa Bà Nành (Tiên Phúc tự) trên phố Văn Miếu

Dư âm ngày tết!?

Người bán hàng rong trên vỉa hè

Người làm tò he

Người thợ cắt tóc vỉa hè

Chút hàng lưu niệm trước Văn Miếu

Văn Miếu môn, cổng dẫn vào khu thứ nhất

Giá vé tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám (tháng 3/2018) là 30.000 đ nha.

Một cửa hàng thư pháp, bán đồ lưu niệm…

Ảnh sắp xếp hơi lộn xộn tí

Trong ảnh là du khách và các bạn sinh viên sắp ra trường chụp ảnh kỷ yếu trong Văn Miếu

Thông tin về Văn Miếu gần cổng ra vào

Trong chuyến thực tập xuyên Việt hồi sinh viên, mình hầu như đã tham quan gần hết các điểm du lịch ở Hà Nội. Lần ghé Hà Nội này, mình chỉ muốn có thời gian đi bộ lòng vòng để ngắm Hà Nội cho thỏa thôi, chứ không định đi tham quan một địa danh cụ thể nào hết. Nhưng hổng hiểu sao mình lại muốn vô Văn Miếu trở lại. Vô rồi mới thấy hơi tiếc tiếc cho thời gian ít ỏi ở đây, vì thứ nhất nơi đây mình từng đi rồi, thứ hai lúc này du khách đông quá, làm mình chả có thời gian cảm nhận hay chụp được tấm ảnh nào đèm đẹp hết.

Một cây cổ thụ trong Văn Miếu

Một loại cỏ rất rất đẹp luôn

Cỏ hoa trang trí trong Văn Miếu

Thùng rác phân loại trong Văn Miếu

Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám. Kiến trúc chủ thể là Văn Miếu – nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

Khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước.

Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông. Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu. Có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam.

Ngày nay, Văn Miếu Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đây từng là nơi các sĩ tử đến “cầu may” trước mỗi kỳ thi bằng cách vuốt đầu rùa tại các bia tiến sĩ, tuy nhiên, ngày nay, để bảo tồn di tích, một hàng rào được thiết lập và các sĩ tử không còn làm nghi thức cầu may như trước nữa.Nơi này là nơi trên tờ tiền 100.000 đ của Việt Nam“.

(Theo Wikipedia)

Đại trung môn

Khuê Văn Các (nghĩa là “gác vẻ đẹp của sao Khuê”) là một lầu vuông tám mái, bao gồm bốn mái thượng và bốn mái hạ, cao gần chín thước, do Tổng trấn Nguyễn Văn Thành triều Nguyễn đương thời cho xây dựng vào năm 1805.

Theo quan niệm của người xưa, giếng Thiên Quang hình vuông tượng trưng cho mặt đất, cửa sổ hình tròn của gác Khuê Văn tượng trưng cho bầu trời, có ý nói nơi đây là nơi tập trung mọi tinh hoa của trời đất, có ý tưởng đề cao trung tâm giáo dục văn hoá Nho học Việt Nam. Ngày nay, Khuê Văn Các ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã được công nhận là biểu tượng của thành phố Hà Nội.

Trong văn hóa Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, sao Khuê là biểu tượng của văn chương, học thuật.

Nhờ một chú du khách chụp giùm nè

Một em bé đang xem rùa

Giếng Thiên Quang, hay Thiên Quang tỉnh (tức “giếng soi ánh sáng bầu trời”) còn được gọi là Văn Trì (Ao Văn)

Hàng bia tiến sĩ. Có tổng cộng 82 tấm bia tiến sĩ hình rùa bằng đá xanh dùng để vinh danh và khích lệ những người đỗ đạt. Theo tín ngưỡng Việt Nam, rùa là biểu tượng của trường thọ và khôn ngoan.

Bái đường Văn Miếu

Tầng 2 là nơi tôn thờ các danh nhân đã có công xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám và đóng góp vào sự nghiệp giáo dục Nho học của Việt Nam. Đó là các vị Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lê Thánh Tông.

Có rất nhiều em học sinh, sinh viên vô đây chụp ảnh kỷ yếu

Một góc cổ kính

Cảnh linh tinh chụp từ bên trong Văn Miếu nhìn ra ngoài

Rời Văn Miếu – Quốc Tử Giám, mình tiếp tục rảo bộ về hướng lăng chủ tịch, thuộc quận Ba Đình.

Ảnh chụp linh tinh trên đường

Đây, thấy khu rộng rộng này là biết sắp tới rồi ha. Quảng trường Ba Đình nè chớ đâu!

Lại chụp ảnh thùng rác dọc đường. Mình chụp lại là vì thời điểm này mình chưa thấy xuất hiện loại thùng rác phân loại rác ở Sài Gòn. Hoặc cũng có thể là lâu rồi mình chưa ra trung tâm Sài Gòn nên chưa cập nhật tình hình. Vì vài tháng sau đó mình thấy ở Sài Gòn cũng có rồi. Có thể là cả hai (hay nhiều) thành phố lớn của Việt Nam đã được chủ trương đưa vào sử dụng loại thùng rác phân loại ở trung tâm thành phố như thế này.

Hà Nội, mùa hoa ban

Hoa này làm thức ăn được đó nghen các bạn. Phổ biến là các món của dân tộc Thái ở Tây Bắc nước ta, như: nộm (gỏi) hoa ban, hoa ban xào thịt trâu, hoa ban nấu xôi, canh hoa ban, hoa ban nướng với thịt lợn, hoa ban nướng với cá…

(Còn tiếp)

>> Hà Nội – Mai Châu: độc hành có thích không? (4)

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s