DU KÝ · Du Ký Việt Nam

Hà Nội – Mai Châu: độc hành có thích không? (4)


Nhìn thấy lăng Bác, cảm xúc cũ bất chợt ùa về. Hồi ấy mình chỉ là cô sinh viên năm cuối, mặc đồng phục khoa và hòa vào dòng người xếp hàng dài, từng chút một tiến vào trong lăng để được thấy Bác.

>> Hà Nội – Mai Châu: độc hành có thích không? (3)
>> Hà Nội – Mai Châu: độc hành có thích không? (2)

Giây phút nhìn thấy Bác thật xúc động, nước mắt cứ tự nhiên chảy ra, đúng kiểu như minh họa cho câu hát “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác…“. Nhìn quanh bạn bè, vài du khách cũng đang lén đưa tay lau nước mắt.

Một trong hai hàng tre bên lăng Bác. Có câu chuyện đằng sau đó, bạn có thể tìm đọc tại đây.

Bao nhiêu năm quay lại, lăng Bác vẫn như vậy. Chỗ này cũng vẫn được giữ nguyên như vậy.

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là lăng Hồ Chủ tịch, lăng Bác, là nơi đặt thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975, tại vị trí của lễ đài cũ giữa quảng trường Ba Đình, nơi Người đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, chiều rộng 41,2 mét lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang. Xung quanh lăng là các khu vườn nơi hơn 250 loài thực vật được trồng từ khắp mọi miền của Việt Nam“.

(Theo Wikipedia)

Lăng không thu phí vào cửa và khách viếng thăm buộc phải tuân theo những yêu cầu như ăn mặc chỉnh tề, không đem máy ảnh, điện thoại di động có chức năng quay phim, chụp ảnh, tắt điện thoại, không mang đồ ăn thức uống và giữ trật tự trong lăng…

Quảng trường Ba Đình

Các tòa nhà làm việc của chính phủ ở chung quanh

Gần lăng Bác là bảo tàng Hồ Chí Minh, chùa Một Cột, và phủ Chủ Tịch – nơi làm việc của Chủ tịch nước Việt Nam. Phủ không mở tự do cho công chúng, tuy nhiên có thể mua vé để vào tham quan khu vườn. Trong phủ Chủ Tịch còn có khu di tích Hồ Chí Minh gồm: nhà sàn Bác Hồ, phòng họp Bộ Chính trị, nhà Thủ tướng, nhà ký sắc lệnh, giàn hoa Phủ Chủ tịch…

Các điểm tham quan này mình đều vô hết rồi, với chúng liên quan tới chính trị, nên mình không hào hứng vô thăm lại nữa.

Một cây sa-bô-chê trái lúc lỉu ở đâu đó gần khu lăng Bác

Lại tiếp tục bách bộ, lần này là theo bản đồ hướng về hồ Trúc Bạch và hồ Tây. Mục đích của mình để kết thúc ngày đầu tiên chính là đợi ngắm hoàng hôn trên hồ Tây. Vì đọc báo thấy hình đẹp lắm.

“Hỡi góc phố dịu dàng…” (Lời bài hát “Góc phố dịu dàng”, sáng tác Trần Minh Phi)

Một chậu kiểng trang trí trên hàng cột gắn tên đường

Ngang qua vườn hoa Lý Tự Trọng

Zoom lại gần tượng Lý Tự Trọng

Đúng là vườn hoa ha

Đền Quán Thánh nằm trên đường Thanh Niên ở gần đấy

Đền Quán Thánh, tên chữ là Trấn Vũ Quán, có từ đời Lý Thái Tổ (1010 – 1028), thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, là một trong bốn vị thần được lập đền thờ để trấn giữ bốn cửa ngõ thành Thăng Long khi xưa (Thăng Long tứ trấn). Bốn ngôi đền đó là: đền Bạch Mã (trấn giữ phía Đông kinh thành); đền Voi Phục (trấn giữ phía Tây kinh thành); đền Kim Liên (trấn giữ phía Nam kinh thành); đền Quán Thánh (trấn giữ phía Bắc kinh thành). Đền Quán Thánh nằm bên cạnh Hồ Tây, cùng với chùa Kim Liên và chùa Trấn Quốc tạo nên sự hài hòa trong kiến trúc cảnh quan và trong văn hóa tín ngưỡng đối với cả khu vực phía Tây Bắc của Hà Nội“.

(Theo Wikipedia)

Nằm giữa hồ Tây và Trúc Bạch, đường Thanh Niên lâu nay trở thành điểm hẹn của những đôi nam nữ thích ngồi tâm sự, ngắm hoàng hôn bên bờ hồ lộng gió.

Đường Thanh Niên vốn là con đập đắp vào đầu thế kỷ thứ XVII để giữ cá nuôi trong hồ Trúc Bạch. Lúc đầu mang tên “Cố Ngự” (giữ vững), sau được đọc chệch thành “Cổ Ngư.” Đường dài gần 1 km, bắt đầu từ dốc Yên Phụ tới ngã ba Quán Thánh – Thụy Khuê. Những năm 1957 – 1959, sau khi thanh niên thủ đô góp sức làm đường Cổ Ngư và một số công trình khác to đẹp hơn, Chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ý đổi tên thành đường Thanh Niên để ghi nhận và cổ vũ sự đóng góp công sức của thế hệ trẻ.

Đường Thanh Niên trở thành một trong những con đường đẹp nhất thủ đô với lòng đường đẹp, vỉa hè thoáng rộng và những hàng cây xanh mát quanh năm“.

(Theo Internet)

Lại hoa ban này

Hồ Trúc Bạch kia rồi

Ở đây có trò đạp vịt cũng vui!

Hồ Trúc Bạch chính là một phần của hồ Tây, hình thành từ thế kỉ XVII khi dân hai làng Yên Hoa (nay là Yên Phụ) và Yên Quang (nay là phố Quán Thánh) đắp con đê ngăn góc Đông Nam hồ Tây để nuôi bắt cá. Từ khi thành một hồ biệt lập, hồ đã đi vào thư tịch cổ.

Về cái tên Trúc Bạch, ngày trước hồ vốn thuộc địa phận làng Trúc Yên, một làng có nghề biên mành trúc, sau lại có thêm nghề dệt lụa. Tiếng Hán gọi lụa là bạch, Trúc Bạch nghĩa là lụa làng Trúc, hồ nằm trên đất làng nên đương nhiên có tên gọi ấy“.

(Theo Internet)

Chui qua công viên ven hồ Tây để tìm chỗ ngồi đợi hoàng hôn thôi!

Hồ Tây trong ảnh nha

À, kể nghe. Trong lúc ngồi ghế đá chơi, chụp ảnh và đợi ngắm hoàng hôn thì có bà cô coi bói dạo đi ngang qua. Cô nhìn mình, rồi mời coi bói. Mình lắc đầu. Cô lại nài nỉ: bình thường coi cho người ta lấy năm mươi nghìn, đấy mới bói cho ai đấy (tay cô chỉ vơ vất quanh đâu đó), giờ nhìn thấy cháu mặt hiền lành, cháu đưa cô hai mươi nghìn cũng được. Lại lắc đầu không (thanh niên cứng mà). Và cuối cùng cô ấy cũng bỏ đi.

Hic, “bói ra ma, quét nhà ra rác chứ gì”. Đời mình chỉ mới có dại dột coi bói duy nhất một lần, và thề không bao giờ đi coi nữa nha. Nhưng bói vui, bói nhảm trên mạng thì vẫn đọc chơi bình thường.

(Còn tiếp)

>> Hà Nội – Mai Châu: độc hành có thích không? (5)

4 bình luận về “Hà Nội – Mai Châu: độc hành có thích không? (4)

  1. Hi An. Anh cũng đang viết Blog về du lịch Việt Nam bằng Tiếng Anh. Tên là Blog là Forest Blog. Địa chỉ Vietnambeautyscenes.com. Anh thấy các bài của Em rất hay. Sau này Anh Em mình có thể liên kết được không. Anh có thể chuyển các Bài của Em sang tiếng Anh chẳng hạn. Anh mới viết Blog nhưng không hiểu vẫn chưa thấy trên Google. Em có thể chia sẻ kinh nghiệm cho Anh được không? Thanks Em

    1. Em không vô trang của anh được. Còn việc chuyển bài của em sang tiếng Anh thì đừng nha. Blog tiếng Việt nên để nguyên bản vẫn tốt hơn, có giọng văn, cách kể chuyện riêng của tác giả. Cảm ơn anh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s