Hồ Tây trước đây còn gọi là đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu (trâu vàng), Lãng Bạc (bến có sông lớn), Dâm Đàm (đầm mù sương), Đoài Hồ, là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành thủ đô Hà Nội. Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh, hồ Tây là một đoạn của sông Hồng xưa trong quá trình ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy.
>> Hà Nội – Mai Châu: độc hành có thích không? (4)
>> Hà Nội – Mai Châu: độc hành có thích không? (3)
“Tên đầm Xác Cáo xuất phát từ truyền thuyết: Xưa kia ở núi đá Tản Viên, có hang mà con cáo (hồ tinh) chín đuôi hay lên quậy phá làm hại nhân dân. Thấy vậy Thượng Đế sai Long Vương dâng nước phá hang của cáo. Cáo chín đuôi bỏ chạy. Quân thủy của Long Vương đuổi theo bắt cáo. Nơi cáo bị giết thịt trở thành cái đầm sâu gọi là đầm Xác Cáo mà ngày nay gọi là Hồ Tây. Ở vùng Xuân Đỉnh đến nay vẫn còn có làng Cáo. Có lẽ địa danh này có liên quan đến truyền thuyết về đầm Xác Cáo.
Còn tên hồ Kim Ngưu thì theo chuyện xưa kể lại: đời nhà Lý, ở nước ta có Nguyễn Minh Không sang Trung Quốc chữa bệnh cho con vua Tống. Khi hoàng tử khỏi bệnh, vua Tống trả ơn bằng cách cho phép Minh Không vào kho báu lựa đồ theo ý thích và muốn lấy bao nhiêu cũng được. Minh Không hóa phép chỉ lấy đồng đen (vì đồng đen được coi là “mẹ” của vàng) và thu hết cho vào một bao mang về dâng vua Lý. Vua sai đem chỗ đồng đen ấy đúc thành cái chuông. Chuông đúc xong mang ra đánh thử. Tiếng chuông vang xa ngàn trùng đến tận Trung Quốc. Nghe tiếng chuông ngân, trâu vàng ở bên ấy lồng lên chạy về nơi phát ra tiếng chuông. Đến khu rừng phía Bắc thành Thăng Long thì tiếng chuông im bặt. Trâu vàng mất hướng đi, lồng lên đi tìm và giẫm nát cả một khu rừng, còn đất thì lún xuống thành hồ. Những nơi trâu đi thành sông mà ngày nay còn lại di tích, đó là sông Kim Ngưu. Nhà vua đã sai ném cả chuông lẫn trâu vàng xuống hồ để trâu khỏi lồng lên. Và hồ ấy chính là hồ Tây ngày nay. Truyền thuyết còn kể, nếu ai sinh đủ 10 người con trai thì có thể đến hồ gọi trâu vàng về. Một lần có người đến gọi được trâu vàng lên khỏi mặt nước, dắt trâu vào bờ. Bỗng nhiên, thừng bị đứt, trâu vàng chui ngay vào hang ở gần đó. Nơi đó nhân dân lập đền thờ gọi là đền Kim Ngưu nằm trên đường vào phủ Tây Hồ hiện nay. Về sau mới biết, người gọi trâu chỉ có 9 con trai ruột và 1 con trai nuôi.
Riêng cái tên Đoài Hồ không được dùng lâu, chỉ đến hết đời chúa Trịnh, do chúa Trịnh Tạc (1657-1682) được phong tước Tây Vương, nên địa danh có chữ Tây bị ông ra lệnh đổi thành Đoài (quẻ Đoài thuộc phương Tây – ý nghĩa như nhau, âm và chữ khác nhau), ví như Sơn Tây gọi thành xứ Đoài. Bởi vậy nên Tây Hồ được gọi là Đoài Hồ“.
(Theo Internet)
Chiều hồ Tây
Do mình cũng hơi mệt, và cũng sợ sẽ bị mất khoảnh khắc hoàng hôn Tây hồ, nên cứ ngồi mãi ở ghế đá ngắm cảnh, ngắm người qua lại, mà không đi bộ dọc theo thành hồ cho bằng hết.
Nắng đã ngả nhạt màu rồi
Hồ Tây rộng mênh mông, quả là nơi lý tưởng để ngắm cảnh
Và mặt trời sắp lặn
Sự chuyển động nhanh chóng của “quả cầu lửa”
Một người yêu nhiếp ảnh đang sáng tác
Nắng tắt, sương cũng sà xuống nhanh
Lại theo đường cũ đi về, ngang qua lăng Bác nè
Du khách xem cảnh thay ca trực
Phố cổ Hà Nội về đêm
Đợi tàu ngang qua
Một quán phở gia truyền có rất đông khách Việt lẫn nước ngoài xếp hàng đợi
Về tới nhà nghỉ, mình chạy lên nhà hàng cà phê hỏi có gì ăn chay được không, nhưng em trai phục vụ lắc đầu một cách ái ngại. Thôi, đành ăn ít bánh trái mang theo, rồi tắm rửa đi ngủ vậy. Hic, ra đây ngủ suốt à.
(Còn tiếp)