DU KÝ · Du Ký Singapore

Một mình đi Singapore – Batam – Johor Bahru (6)


Từ trạm tàu điện ngầm Farrer Park đi bộ về tới nhà nghỉ New Society Backpackers mất chừng 10 phút đi bộ. Bây giờ việc du lịch bụi tự túc khá là dễ dàng. Trước khi đi mình đã tải bản đồ offline của Singapore vô ứng dụng Maps.Me, tới nơi thì mở ra dùng. Ứng dụng có định vị nơi mình đang đứng, chỉ cần đánh địa chỉ cần tới, là được chỉ đường đi nước bước luôn. Rất là dễ và tiện dụng.

>> Một mình đi Singapore – Batam – Johor Bahru (5)
>> Một mình đi Singapore – Batam – Johor Bahru (4)

Nhà nghỉ New Society Backpackers nằm trong khu Tiểu Ấn, tên sao thì đặc trưng vậy ha. Nơi này nhiều người gốc Ấn Độ sinh sống, mở cửa hàng, quán ăn, khách sạn…, lập nên thành một khu riêng biệt.

Ảnh: giao diện Google Maps

Lúc này tầm 7g sáng (giờ Singapore, Việt Nam mình mới 6g thôi), lại là chủ nhật, nên đường xá hoàn toàn vắng vẻ

Đường Kitchener

Đây gọi là con đường ẩm thực (Food street), nhưng vào buổi tối mới thấy xôm tụ

Một trạm xe buýt

Khu này là mới vòng ngoài Little India thôi, chưa vô trung tâm của Tiểu Ấn

Một khách sạn

Khối nhà màu xanh vươn lên trời cao kia có lẽ là chung cư

Một quán bar không dành cho người dưới 18 tuổi

Nhà hàng Putien treo đầy bảng “năm thứ ba được đánh giá sao Michelin”

Được ví như giải Grammy của nền ẩm thực, ngôi sao Michelin là một trong những danh hiệu cao quý mà bất kỳ nhà hàng nào cũng khao khát có được. Xuất hiện từ năm 1990, với mục đích ban đầu chỉ là giới thiệu các địa điểm ăn uống, nghỉ ngơi dọc đường dành cho khách du lịch, về sau Michelin Guide trở thành quy chế đáng giá cho giải thưởng ngôi sao Michelin. Không những mang giá trị tôn vinh nền ẩm thực thế giới, nó còn đem đến danh tiếng và lợi nhuận cho bất cứ ai may mắn sở hữu được.

Không giống như kết cấu khách sạn chia đến 5 sao, ngôi sao Michelin chỉ chia thành ba thứ bậc tương ứng với 3 sao, 2 sao và 1 sao, trong đó 3 sao được xem là đỉnh cao ẩm thực đáng mơ ước.

  • 1 sao Michelin: “Một nhà hàng rất tốt so với mặt bằng chung”
  • 2 sao Michelin: “Nhà hàng có chất lượng nấu nướng xuất sắc, đáng đi một quãng đường dài để ghé thăm”
  • 3 sao Michelin: “Phong cách ẩm thực đặc biệt, hoàn toàn đáng công bỏ ra một hành trình để thưởng thức”

Mình rất thích kiểu hành lang với các hàng cột bự và kéo dài như thế này

Tới ngã tư này thì phải quẹo trái để về nhà nghỉ

Hình như khu này cũng có nhiều người gốc Myanmar sinh sống, nên mới có các tên đường: Burmah, Rangoon,…

“Jalan” trong tiếng Malay (Malaysia)/ Bahasa (Indonesia) có nghĩa là “đường” ha

Đây, nhà nghỉ của mình: New Society Backpacker Hostel

Cũng giống như ở Malaysia, muốn mở cửa thì đều phải có chìa khóa từ hoặc mã số để bấm vô. Mình vừa tới thì có bà cô làm ở đó đi ra tiễn khách, vậy là cổ hỏi mình có đặt phòng chưa, rồi mở cửa cho mình.

Cổ nói mình ngồi đợi, vì một lát nữa mới có nhân viên tới. Cuối cùng thì cũng chẳng biết cổ làm gì ở đây luôn, nhìn thì không giống chủ, cũng chẳng giống người làm.

Toàn bộ sảnh nhà nghỉ gồm quầy tiếp tân, ghế phòng khách, nhà bếp (giá phòng đã bao gồm ăn sáng).

Toàn bộ ảnh nhà nghỉ được sắp xếp không theo thứ tự thời gian, do có một số tấm mình chụp vào sáng hôm sau nữa

Mặc dù trong xác nhận đặt phòng từ Agoda gửi về có ghi giờ nhận phòng là 14g, trả phòng là 12g, nhưng mà mình vẫn thử về nhà nghỉ để hỏi coi có được nhận giường sớm hơn được không, đặng lên nằm ngủ cho lại sức sau một đêm (hầu như) không ngủ. Với lại, dự định của mình là ngày đầu sẽ đi chơi xa xa (đảo Ubin), nên mình cũng cần về nhà nghỉ để gởi hành lý, chứ đi chơi đảo phải đi tàu đi thuyền, sau đó còn thuê xe đạp chạy lòng vòng trên đảo, mà mang theo cái ba lô bự thì thiệt là bất tiện. Dù mình biết là, từ sân bay Changi qua bến tàu để đi đảo sẽ gần và tiện, đỡ tốn một mớ phí tàu điện ngầm, hơn là đi ngược về trung tâm, rồi sau đó mới từ trung tâm mà quay lại bến tàu để đi đảo Ubin (Pulau Ubin, “pulau” trong tiếng Malay/ Bahasa có nghĩa là “đảo”).

Ảnh bản đồ pulau Ubin: giao diện Google Maps

Trong lúc ngồi đợi nhân viên tiếp tân tới, mình ngồi ở ghế sofa này và ngủ được vài giấc bù lại. Thiệt là sướng gì đâu!

Sau đó, khi em nhân viên (nữ) tiếp tân tới, mình hỏi lại giờ nhận phòng, được biết là đúng 14g, còn nếu muốn nhận phòng bây giờ thì em ấy sẽ tính thêm 10 SGD. Hơ hơ, mình đặt phòng trên Agoda có 12 SGD một đêm, mà nhận phòng trước 6 tiếng bị tính thêm tới 10 SGD, thôi miễn đi! Vậy là mình ngồi ở ghế sofa ngủ tiếp, cho tới hơn 10g thì mình tỉnh dậy, gởi cái ba lô (nói là gởi nhưng chỉ để gọn vô góc và nhắn em tiếp tân một tiếng, em ấy thân thiện và hiếu khách lắm, đoán là người Singapore, mình đoán thôi, qua giọng tiếng Anh “Singlish”), rồi mang theo ba lô nhỏ đựng máy ảnh và một số đồ dùng cần thiết, bắt đầu đi chơi.

Dưới đây là một số ảnh thêm về nhà nghỉ, thời gian chụp sau khi đã nhận được giường (vào tối hôm đó), sắp xếp hơi lộn xộn, để những bạn đi du lịch tự túc như mình được rõ hơn về nơi này. Theo mình, chỗ này tương đối sạch sẽ, giá tốt, nhân viên lại thân thiện, là một nơi đáng để tham khảo dành cho dân du lịch bụi. À, có lẽ khu này là Tiểu Ấn nên mình chỉ toàn thấy du khách châu Á ở đây thôi, nhất là các bạn Ấn Độ, Trung Đông…

Cầu thang nhỏ hẹp

Kệ để giày ở ngoài cầu thang

Phòng mình ở tầng 4, ra vô đều phải dùng chìa khóa (thẻ từ) để mở cửa

Trong thư xác nhận đặt phòng của mình có đề loại phòng tập thể 24 giường, nam nữ ở chung. Nhưng lúc nhận phòng, chẳng biết là hên hay xui mà mình được (hay bị) ở trong cái phòng nhỏ của nguyên tầng tập thể đó, trong đó chỉ có 4 giường, ở cuối dãy, hoàn toàn biệt lập, và liền kề nhà vệ sinh. Trong phòng này có cái giường trên là có một bạn ở rồi.

Quy định của nhà nghỉ ghi sẵn trên thẻ từ, trong đó đáng chú ý như: không được ăn uống trong phòng, đèn sẽ tắt vào lúc 23g, máy lạnh chỉ mở từ 19g tới 8g sáng hôm sau, làm mất nguyên chùm vừa thẻ từ vừa chìa khóa tủ đồ thì sẽ bị tính phí tới 20 SGD… Trong phòng có tủ đựng đồ riêng cho mỗi người, có chìa khóa riêng ha. Hồn ai nấy giữ!

Ở Singapore, hay Malaysia, Indonesia đều dùng loại ổ điện 3 chấu nha. Vậy nên trước khi đi bạn cần mang bộ ổ cắm chuyển đổi theo.

Quang cảnh bên ngoài nhìn từ… nhà vệ sinh của nhà nghỉ New Society Backpacker

Bên trong nhà vệ sinh khá sạch sẽ. Mình chụp lại ảnh này là vì cái bảng “vui lòng cho giấy vệ sinh vô bồn cầu”. Ở Việt Nam mình, các khu vực công cộng hay đề nghị không cho bất cứ thứ gì kể cả giấy vệ sinh vô bồn cầu, vì sợ nghẹt.

Không biết có bạn nào đi “bụi” mà mang theo cả rổ hóa mỹ phẩm bự như vầy theo nữa…

(Còn tiếp)

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.

>> Một mình đi Singapore – Batam – Johor Bahru (7)

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s