Koh Oknha Tey (hay Koh Oknha Tei, Koh Dach, Silk island, silk weaving village, Chong Koh village) là một làng đảo nhỏ nằm ven dòng Mê Kông, cách thủ đô Phnom Penh, Campuchia khoảng 18 km về phía Bắc. Đây là một địa danh du lịch phổ biến với nghề nuôi tằm, dệt lụa và bán khăn choàng truyền thống từ lụa tơ tằm.
Trong tiếng Khmer, “Koh” có nghĩa là đảo. Còn “Oknah” là một danh hiệu danh dự được đưa ra bởi quốc vương Campuchia. Cái tên Koh Oknha Tey được đặt theo tên của ông Tey (Tei), người từ lâu đã có công đóng góp lớn cho làng.
Ngày nay, Koh Oknha Tey không còn nhiều gia đình gắn bó với nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa, làm khăn (Krama) nữa. Chỉ còn lại điểm du lịch tái hiện lại cảnh sinh hoạt của làng nghề truyền thống, xem như là một cách gìn giữ và phổ biến văn hóa địa phương đến với du khách.
Du khách có thể tiếp cận Koh Oknha Tey bằng các phương tiện như tuk tuk, đi phà, hoặc thuê xe máy, xe đạp. Nhưng nếu muốn tận mắt chứng kiến cuộc sống của dân cư làng đảo Koh Oknha Tey, mình nghĩ là bạn nên thuê xe đạp chầm chậm mà đến đây. Trên đường vào làng bạn sẽ đi qua các vườn rau, nương ngô, vườn cây ăn trái với xoài, đu đủ, mãng cầu… ven dòng sông Mê Kông. Vẻ thanh bình và êm ả của làng quê hẳn sẽ gạt bỏ những phiền muộn của cuộc sống thường nhật. Đừng mong đợi gì ở điểm tham quan nuôi tằm dệt lụa, bởi đôi khi, đích đến chỉ là cái cớ cho du khách chúng ta có được những trải nghiệm khó quên dọc suốt đường đi mà thôi.
Cảnh trên đường đến Koh Oknha Tey
Điểm tham quan đảo Lụa
Giá vé tham quan là 1 USD
Trong này giống như khu du lịch (KDL) vậy, có hồ nuôi loài cá gì to ơi là to
Khu vực trồng dâu tằm
Tụi tằm này, ăn càng nhiều lá dâu thì chúng càng lớn và lớn rất nhanh.
Có câu hỏi tại sao lũ tằm lại thích ăn lá dâu? Khoa học đã giải thích rằng: Ngoài lá dâu ra, còn có lá cây sắn, lá cây sung, lá liễu khao tử, lá bồ công anh, lá oa cự (loài cây họ cúc), rau xà lách, lá hành, lá sâm Bà la môn… Nhưng lá dâu là tằm thích ăn nhất, bởi vì thời gian tằm lấy lá dâu làm thức ăn để sống nhiều nhất, do sinh sản nhiều đời con cháu trên lá dâu, dần dần đã hình thành thói quen với đặc tính ăn lá dâu, và đã biến thành tính di truyền. Có một nhà hoá học đã từng phân tích qua mùi trong lá dâu. Sau khi ông sấy khô lá dâu qua nhiệt độ cao 132 ~ 1570C, đã lấy được một loại chất dầu trong ống nghiệm. Loại chất này có tính bốc hơi, toả ra một mùi rất giống bạc hà, rỏ nó lên trên giấy, tằm ở ngoài 30cm cũng có thể ngửi thấy được. Sau khi tằm ngửi được mùi này thì sẽ bò đến rất nhanh. Có thể thấy rằng đây là mùi tín hiệu quen thuộc nhất của tằm.
Khi tằm lớn thành nhộng (khoảng 3-8 ngày) thì bắt đầu tạo kén để phát triển thành ngài (bướm).
Tằm sản sinh một loại protein lỏng và không tan có tên gọi là friboin, được tiết ra từ miệng của chúng. Protein lỏng này cứng dần khi tiếp xúc với không khí. Sau đó, tằm tiếp tục tiết ra sericin – chất kết dính, giúp dính các sợi tơ nhỏ lại với nhau. Chúng tiếp tục nhả tơ cho đến khi chiếc kén hoàn thành.
Với mỗi chiếc kén, tơ được bện khoảng 800.000 lần theo hình số 8.
Một con tằm có thể nhả ra gần 1.000 m tơ chỉ trong 2 ngày.
Khi nhộng phát triển thành ngài, chúng phá hủy kén để chui ra ngoài. Vì vậy, tơ tằm cần được thu hoạch trước khi nhộng phát triển thành ngài. Kén tằm sẽ được nhúng vào nước sôi để diệt nhộng. Nước sôi còn giúp làm mềm chất kết dính sericin để tách tơ.
Tơ tằm sau khi đã nhuộm
Một người thợ trong KDL đang dệt lụa (biểu diễn) cho du khách tham quan
Chỉ tơ đã được se
Khung cửi
Ngoài khách du lịch là người nước ngoài, thì mình thấy dân địa phương Campuchia cũng tới đây đông lắm. Họ tham quan, picnic, thuê các lán trại rồi mở nhạc từ loa thùng hát hò nhảy múa ầm ĩ.
Quầy bán khăn được dệt từ lụa tơ tằm trong KDL
Sản phẩm cravat
Trong KDL còn có nuôi các loài sinh vật khác cho khách tham quan. Là một người ăn chay thì mình không đồng tình với việc này một chút nào.
Một chú chim công đang ăn mít
Nhím đang ăn khoai lang thì phải
Cá sấu
*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.