DU KÝ · Du Ký Việt Nam

Hà Nội – Mai Châu: độc hành có thích không? (7)


Gốm Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm Việt Nam được sản xuất tại làng Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

>> Hà Nội – Mai Châu: độc hành có thích không? (6)
>> Hà Nội – Mai Châu: độc hành có thích không? (5)

Xã Bát Tràng là tên gọi từ trước năm 1945 của làng Bát Tràng. Khi nhà Lý dời đô từ cố đô Hoa Lư về kinh thành Thăng Long, người dân thôn Bát Tràng đã di cư từ làng Bồ Bát (nay là hai thôn của xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình), theo vua Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) dời ra Thăng Long. Khi những người dân Bồ Bát đến vùng đất bồi trên bờ sông Hồng, họ đã lập phường làm nghề gốm.

Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, thì khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long (năm 1010), 5 dòng họ làm nghề gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát là Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đã quyết định đưa các nghệ nhân làm gốm và gia đình dời làng di cư về kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp. Đến Bạch Thổ phường thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An (nay là xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) – nơi có nguồn nguyên liệu tốt để làm đồ gốm là đất sét trắng, 5 dòng họ đã kết hợp với dòng họ Nguyễn ở đây mở lò sản xuất gốm, lập nên làng gốm Bát Tràng.

Nếu không thuê xe máy tự đi như mình, bạn cũng có thể đi xe buýt. Từ các điểm trong nội thành Hà Nội, bạn đi xe bus đến bến trung chuyển Long Biên, rồi bắt xe số 47 đi Bát Tràng.

Tới Bát Tràng rồi đây

Ở làng gốm Bát Tràng, có những điểm tham quan và hoạt động dành cho du khách như: làng cổ Bát Tràng, thử làm thợ gốm sáng tạo thành phẩm từ đất sét, đi chợ gốm Bát Tràng. Tuy nhiên, mình chỉ chạy vô một vòng, do không có nhu cầu thử làm đồ gốm, và thấy cũng không có gì đáng xem lắm (cảm nhận riêng), nên không ở đây lâu.

Vậy là mình lại chạy theo đường cũ đi về. Trên đường không quên la cà đỗ chỗ này ngó nghiêng, dừng chỗ kia chụp ảnh.

Một cổng đền đèm đẹp

Hình như những ngôi đền, chùa ở miền Bắc đều cố ý xây theo phong thủy “tiền thủy” (nước phía trước) hay sao ấy?

Lại tự chụp cho mình nữa nè…

Hoa đào trắng, vẫn còn lưu luyến chút xuân

Đi vào một con đường nhỏ xem có gì không

Ghé một quán mua nước mía…

mà dân ở đây gọi là mía đá

Đối diện quán nước mía là thiền viện Sùng Phúc. Đây là một thiền viện thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử tại phường Cự Khối, quận Long Biên

Đình Xuân Đỗ Thượng, phường Cự Khối, quận Long Biên

Một con hẻm tĩnh mịch

Lại chạy ra ngoài đường đê

Chùa Ái Mộ, quận Long Biên

Qua cầu Long Biên

Đây là cây cầu bắc qua sông Hồng nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên, do Pháp xây dựng (1898-1902), ban đầu có tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer.

Cầu Long Biên được xây bằng thép, là cầu dài nhất đầu tiên ở Việt Nam (dài 2.290 m).

Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đặc biệt, luồng giao thông của cầu Long Biên là theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không phải ở bên phải như các cây cầu thông thường khác.

Sông Hồng (Hồng Hà, hay sông Cái; người Pháp đã phiên tên gọi này thành Song-Koï) có tổng chiều dài trên 1.000 km, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy qua Việt Nam và đổ ra biển Đông. Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài 510 km. Đây là dòng sông quan trọng của nền văn hóa lúa nước Việt Nam.

Nước sông Hồng về mùa lũ có màu đỏ hồng do phù sa mà nó mang theo, đây cũng là nguồn gốc tên gọi của sông. Sông Hồng góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống cũng như trong sản xuất. Phù sa giúp cho đồng ruộng thêm màu mỡ, đồng thời bồi đắp và mở rộng vùng châu thổ ở vùng duyên hải thuộc hai tỉnh Thái Bình, Nam Định. Do lượng phù sa lớn mà lòng sông luôn bị lấp đầy khiến cho lũ lụt thường xuyên xảy ra, vì thế mà từ lâu hai bên bờ sông người ta đã đắp lên những con đê to nhỏ để tránh lũ lụt.

Cầu Chương Dương nhìn từ cầu Long Biên

Đầu bên kia cầu Long Biên, đoạn gần ga Long Biên

Lữ khách

Ga (xe lửa) Long Biên

(Còn tiếp)

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.

>> Hà Nội – Mai Châu: độc hành có thích không? (8)

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s