DU KÝ · Du Ký Việt Nam

Đi chơi một mình: Hà Nội – Sa Pa – Hà Giang – Ninh Bình (12)


Quốc lộ 4 là hệ thống gồm 6 quốc lộ đánh số từ 4A đến 4H, với tổng chiều dài 770,3 km và chạy theo tuyến biên giới Việt – Trung, nối các số tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam với nhau. Trong đó có 2 quốc lộ, là 4E chạy hoàn toàn trong tỉnh Lào Cai, và 4G là chạy hoàn toàn trong tỉnh Sơn La, không nối với các tỉnh khác.

>> Đi chơi một mình: Hà Nội – Sa Pa – Hà Giang – Ninh Bình (11)
>> Đi chơi một mình: Hà Nội – Sa Pa – Hà Giang – Ninh Bình (10)

Quốc lộ 4D xuất phát từ Pa So (điểm giao với quốc lộ 12, thuộc xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu), chạy qua Tam Đường (Phong Thổ, Lai Châu) tới Sa Pa (Lào Cai), qua thành phố Lào Cai, Mường Khương, kết thúc ở cửa khẩu Mường Khương (Lào Cai). Độ dài toàn tuyến khoảng 190 km.

Chạy thêm một đoạn thì gặp thác Bạc chảy từ trên núi cao xuống

Đây là một điểm tham quan phổ biến dành cho du khách khi đến với Sa Pa, Lào Cai

Thác Bạc nằm ở xã Sán Xả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách thị trấn Sa Pa khoảng 15 km.

Với chiều cao 200 m, thác Bạc là thượng nguồn của dòng suối Mường Hoa (suối Cá Hoa) với độ cao 1.800 m nằm dưới chân đèo Ô Quy Hồ.

Vào những ngày nắng, đứng trên núi Hàm Rồng, du khách cũng có thể chiêm ngưỡng cảnh nước chảy như bạc của thác từ xa. Đó cũng là một trong những lý do tại sao người dân địa phương ở đây gọi ngọn thác này là thác Bạc.

Trong mùa đông, khu vực thác Bạc là một trong những nơi tuyết rơi dày nhất tại Sa Pa. Vào năm 2013, khu vực thác có tuyết phủ dày tới trên 15 cm.

Cây cầu bắc qua suối Mường Hoa

Hàng quán dưới chân Thác Bạc

Đi tiếp thì gặp KDL Suối Vàng – Thác Tình Yêu bên tay trái

Rồi một quán cà phê – nhà hàng – điểm dừng chân ngắm cảnh đèo

Đến đây thì cũng đã sắp tới chân đèo Ô Quy Hồ rồi

Đèo Ô Quy Hồ (hay đèo Ô Quý Hồ, đèo Hoàng Liên Sơn) là ngọn đèo trên quốc lộ 4D ở vùng giáp ranh hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Đèo Ô Quy Hồ cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, với đỉnh đèo cũng ở gần ranh giới giữa hai tỉnh. Tên chính thức của đèo ở đường phân thủy là đèo Trạm Tôn. Đèo còn có tên địa phương còn là Cổng Trời.

Đèo Ô Quy Hồ được xem là một trong số những cung đường đèo dài, hiểm trở và hùng vĩ vào bậc nhất ở miền núi phía Bắc Việt Nam, được liệt vào danh sách “tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam (cùng với đèo Pha Đin tỉnh Điện Biên, Khau Phạ tỉnh Yên Bái, và đèo Mã Pí Lèng tỉnh Hà Giang).

Đèo Ô Quy Hồ nhìn từ trên cao

Giữa trưa, nắng lên, nhưng đứng trên đèo gió thổi phần phật, lạnh thấu xương luôn á!

Mình định chạy tiếp khi nào qua tới địa phận tỉnh Lai Châu luôn, nhưng chạy được một đoạn thì chán, nên quay lại.

Cảnh đèo Ô Quy Hồ

Đèo Ô Quy Hồ được gọi theo tên bản Ô Quy Hồ nằm cạnh quốc lộ 4D, nay thuộc phường Ô Quý Hồ, thị xã Sa Pa. Tên bản đặt theo tiếng H’Mông, song người từ xa đến ưa gọi “Ô Quy Hồ” có phát âm nhẹ nhàng hơn.

Tương truyền ở vùng núi này ngày trước từng hiện diện một loài chim có tiếng kêu da diết, gắn với huyền thoại về câu chuyện tình yêu không thành của một đôi trai gái. Truyền thuyết kể rằng do không lấy được nhau và vì nhớ người yêu, nàng tiên hóa thành loài chim lông vàng bay quanh đỉnh núi kêu lên ba tiếng Ô Quy Hồ da diết khôn nguôi. Từ đó, theo thời gian chính tiếng kêu ô quy hồ của loài chim ấy đã được đặt thành tên cho con đèo hoang dại ở độ cao gần 2000 m này.

Cũng có nhiều người gọi đây là đèo Mây bởi quanh năm nơi đây luôn có mây bao phủ, nhất là những buổi chiều, khi du khách hoàn thành hành trình chinh phục đèo Ô Quy Hồ, trên đường trở lại thị xã Sa Pa, sẽ thấy mây trắng kéo đến phủ đầy thung lũng Mường Hoa. Cảm giác vô cùng thích thú như đang đứng bồng bềnh trên mây ngàn.

Đây, người bạn đồng hành của mình ngày hôm đó

Trên đường về ngang qua nơi gọi là Nghĩa trang liệt sỹ người Trung Quốc. Lạ ghê hĩ?

Thị xã Sa Pa còn 11 km

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.

(Còn tiếp)

>> Đi chơi một mình: Hà Nội – Sa Pa – Hà Giang – Ninh Bình (13)

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s