DU KÝ · Du Ký Việt Nam

Đi chơi một mình: Hà Nội – Sa Pa – Hà Giang – Ninh Bình (30)


Mình lại tiếp tục đi…

>> Đi chơi một mình: Hà Nội – Sa Pa – Hà Giang – Ninh Bình (29)
>> Đi chơi một mình: Hà Nội – Sa Pa – Hà Giang – Ninh Bình (28)

Mạn phép được nhắc đến một vài đặc sản của đất cố đô. Vì mình đã ăn chay gần 5 năm nay nên không còn cơ hội thưởng thức các đặc sản vùng miền (đa phần là đồ mặn) khi đi du lịch. Nên mình chỉ sao chép thoáng qua về các đặc sản Ninh Bình cho bạn đọc có thông tin thêm.

Ninh Bình có hai món đặc sản nức tiếng mà khi nhắc đến địa danh này, người ta không thể không biết đến, đó chính là cơm cháy (chiên) ruốc (chà bông) và thịt dê núi (có câu “Tái dê chấm với tương bần”). Các món ngon khác có thể nhắc đến như: nem chua Yên Mạc, mắm tép Gia Viễn, ốc núi Ninh Bình, gỏi cá nhệch Kim Sơn, bún mọc Kim Sơn, rượu cần Nho Quan, rượu Kim Sơn, rượu Lai Thành, cá kho (quả) gáo, xôi trứng kiến, miến lươn, cua đồng rang lá lốt, bánh trôi Ninh Bình.

Ngoài ra, du khách cũng có thể mua về làm quà các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cói, chiếu huyện Kim Sơn, Ninh Bình.

Càng đi sâu về hướng chùa Bái Đính thì cảnh sông nước, núi non càng thơ mộng

Ninh Bình quả xứng danh là vùng đất cố đô địa linh nhân kiệt. Tại Việt Nam mình, có vùng nào từng là thủ đô, kể cả Hà Nội hiện tại mà không đẹp đâu? Huế cổ kính thanh bình, thơ mộng bao nhiêu, thì Ninh Bình trang nhã, nên thơ, hữu tình bấy nhiêu.

Bảng chỉ dẫn đi thẳng tới chùa Bái Đính còn 6 km

Gặp một con sông hay đầm, phá gì đó

Và mái chùa Bái Đính với bảo tháp hiện ra xa mờ

Hơn 1000 năm về trước, tại kinh đô Hoa Lư (tức Ninh Bình ngày nay) đã có ba triều đại vua nối tiếp nhau ra đời: nhà Đinh, nhà Tiền Lê, và nhà Lý. Ba triều đại phong kiến này đều rất quan tâm đến đạo Phật và coi đạo Phật là Quốc giáo; cho nên tại Ninh Bình hiện nay có rất nhiều chùa cổ, trong đó có chùa Bái Đính.

Chùa Bái Đính nằm ở cửa ngõ phía Tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, cách thành phố Ninh Bình 15 km. Chùa nằm ở phía Bắc của quần thể di sản thế giới Tràng An.

Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như: chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á… Quần thể chùa Bái Đính gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được xây dựng từ năm 2003. Chùa nằm trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá. Kiến trúc chùa mới hoành tráng, đồ sộ nhưng mang đậm bản sắc truyền thống. Chính vì vậy mà nơi đây sớm trở thành một điểm đến nổi tiếng.

Năm 2010 chùa Bái Đính là nơi tổ chức đại lễ cung nghinh xá lợi Phật đầu tiên từ Ấn Độ về Việt Nam. Năm 2014, đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc – Vesak do Việt Nam đăng cai cũng đã diễn ra tại chùa.

Lại dừng xe tự chụp ảnh

Sau đó thì mình coi Google Maps tìm đường đi đến Hang Múa. Lúc này đã quá giờ ngọ rồi.

Ngang qua một đầm sen đẹp mặc dù không có hoa

Một cái cây đẹp giữa đồng không mông quạnh…

… sao ta không làm một bức ảnh nên thơ?

Theo chỉ dẫn của Google Maps rẽ phải vào một con đường nhỏ

Cảnh sắc ven đường

Chỉ là cảnh nước non, hoa lá cỏ, nhưng vẫn làm mình mê tít!

Ra đường lớn, qua cầu Ninh Hòa

Vẫn là cảnh những dãy đá vôi nhấp nhô, thấp thoáng. Còn nhìn thấy chúng là còn biết đang ở đất cố đô.

Một ngọn núi hình thù kỳ lạ

Ngang qua một nghĩa trang

Theo Google Maps quẹo phải vô đường tỉnh DT491C

Đoạn này thuộc thôn Hành Cung, xã Ninh Thắng, huyện Hoa Lư

Rồi quẹo phải vô cổng chào xã Ninh Thắng, ở đầu đường là chùa Khai Phúc

Chùa Khai Phúc

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.

(Còn tiếp)

>> Đi chơi một mình: Hà Nội – Sa Pa – Hà Giang – Ninh Bình (31)

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s