Là một ngôi thiền viện lâu đời tại thành phố mộng mơ Đà Lạt, thiền viện Vạn Hạnh thu hút đông đảo du khách gần xa đến tham quan bởi vẻ thanh tịnh của không gian Phật giáo, và đặc biệt là gây ấn tượng với bức tượng Phật Thích Ca vàng khổng lồ đặc sắc.
Quay ngược thời gian, thiền viện Vạn Hạnh khởi nguồn từ Niệm Phật Đường Đông Thành được xây dựng từ năm 1952, đến năm 1957 thì đổi tên thành Khuôn Hội Vạn Hạnh. Vào năm 1964, nơi tu tập này được đổi tên thành chùa Vạn Hạnh, và cho tới năm 1992 thì đã đổi thành thiền viện Vạn Hạnh như ngày nay.
Thiền viện Vạn Hạnh nằm trên một ngọn đồi thấp, có 2 cổng ra vô, nhưng cổng chính ở tại số 39 đường Phù Đổng Thiên Vương, phường 8, thành phố Đà Lạt. Đây là một trong những cung đường nổi tiếng của Đà Lạt, nơi du khách có thể tiện hướng tham quan các điểm du lịch thu hút khác xung quanh đó, ví dụ như: đồi Thiên Phúc Đức, phân viện Sinh học Đà Lạt, thung lũng Tình Yêu, XQ Đà Lạt Sử Quán, đồi Mộng Mơ,…
Vị trí thiền viện Vạn Hạnh Đà Lạt (Golden Buddha pagoda) trên Google Maps
Khuôn viên thiền viện Vạn Hạnh bao gồm chính điện, vườn hoa, các tượng phật lộ thiên, có cả Bảo tàng Văn hóa Phật giáo và Dân tộc, nhà hàng chay, quầy hàng lưu niệm, quầy bán hoa kiểng…
Đặc sắc nhất của thiền viện Vạn Hạnh chính là bức tượng Phật Thích Ca niêm hoa vi tiếu lộ thiên được xây dựng vào năm 2002 với tổng kinh phí trên 1 tỷ 300 triệu đồng. Bảo tượng cao 24 m, rộng 20 m, tay phải cầm cánh hoa sen, là hình ảnh “niêm hoa vi tiếu” trong thiền tông. Theo kinh điển ghi chép: một lần tại hội Linh Thứu, Đức Thế Tôn cầm một cánh sen đưa lên, cả hội chúng đều im lặng và ngơ ngác nhìn, duy chỉ có ngài Ca Diếp mỉm cười. Đức thế Tôn liền nói: “Ta có Con mắt của Chánh Pháp, Diệu Tâm của Niết Bàn, Thực Tướng của Vô Tướng, Pháp này Siêu Việt Ngôn, từ nay ta truyền trao cho Ca Diếp”.
Cánh hoa sen năm xưa ở núi Linh Thứu cách đây trên hai ngàn năm trăm năm năm, lại một lần nữa hiển hiện thật sinh động trong khuôn viên thiền viện Vạn Hạnh.
Cổng tam quan thiền viện Vạn Hạnh
Kiến trúc đậm chất Á Đông của thiền viện Vạn Hạnh
Chính điện thiền viện Vạn Hạnh
Bên trong chính điện được trang trí rất nhiều tượng phật khác nhau như tượng Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Phổ Hiền, Phật Di Lặc, Bồ Tát Đạt Ma, Bồ Tát Chuẩn Đề…
Hành lang chính điện
Tượng Phật nằm – Phật Thích Ca nhập cõi niết bàn
Tượng Phật Thích Ca niêm hoa vi tiếu
Vườn hoa dưới chân tượng
Tiểu cảnh vườn Lâm Tì Ni nơi Đức Phật được sinh ra
Bảo tàng Văn hóa Phật giáo và Dân tộc được sáng lập bởi Thượng tọa Viện chủ thiền viện Thích Viên Thanh.
Quầy hàng lưu niệm gần đó
Vườn hoa với chiếc cổng độc đáo hình thành từ những cối xay bằng đá
Các tượng Phật lộ thiên khác
Thiền viện nằm trên đồi nên đứng trong sân có thể nhìn xuống khung cảnh thành phố Đà Lạt bên dưới
Con đường khác lên thiền viện từ phía sau
Khu vực bán hoa kiểng
Tủ bán nước tự động, có lẽ vì chùa luôn có nhiều du khách tham quan
ATM gạo – một hoạt động nhân văn trong mùa dịch COVID-19 được đặt trong sân chùa.
*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.