DU KÝ · Du Ký Việt Nam

Đà Lạt vào mùa trái hồng


Mùa trái hồng Đà Lạt đã thực sự bắt đầu rồi mọi người à!

Hồng ăn quả là một loại cây ôn đới, loài cây này sẽ rụng lá trước khi ra trái. Đây là loại cây đặc hữu của vùng Đông Á, chính vì thế, khi đưa về trồng ở Việt Nam, loại cây này chỉ thích hợp phát triển ở vùng có khí hậu mát mẻ quanh năm. Ở Việt Nam, một số tỉnh thành trồng nhiều hồng ăn quả có thể nhắc đến như: Mộc Châu (tỉnh Sơn La), Đà Lạt (Lâm Đồng), Bắc Kạn, Tuyên Quang,…

Hàng năm, vào độ cuối tháng 8, những trái hồng bắt đầu già đi và chín dần. Từ sắc xanh, trái dần chuyển sang màu vàng nhạt, vàng sậm, cam, cam sậm, đỏ. Cho tới cỡ tháng 9, tháng 10, chính là đúng mùa hồng vào vụ thu hoạch. Người ta thường nói, “mùa nào, thức nấy”. Nếu bạn muốn ăn những quả hồng ngon ngọt, thì nên lựa thời điểm rộ mùa hồng để mua về thưởng thức nha.

Còn nếu như bạn muốn được tận mắt nhìn thấy những quả hồng lúc lỉu trên cành, hay muốn tận tay hái những trái hồng ngon ngọt, thì bạn từ Sài Gòn, bạn có thể du lịch lên thành phố ngàn hoa Đà Lạt. Thời điểm này đang vào đầu mùa hồng, bạn nên tranh thủ đi, vì không bao lâu nữa, vào mùa thu hoạch, hồng sẽ được thương lái nhanh tay hái để đem bán khắp các tỉnh thành trong cả nước.

Khu vực trồng hồng lớn nhất ở tỉnh Lâm Đồng là thị trấn D’ran (huyện Đơn Dương). Tại Đà Lạt, bạn có thể tìm tham quan các vườn hồng trong khu vực xã Xuân Trường, gần dinh III Bảo Đại (đường Triệu Việt Vương, phường 2), hay khu vực đèo Mimosa,…

Một vườn hồng tại Đà Lạt

Tại Đà Lạt nói riêng và Lâm Đồng nói chung, hồng giòn và hồng chín được làm từ những giống trái hồng khác nhau. Tùy vào đặc trưng riêng của từng giống hồng mà người ta mới chọn cách chế biến phù hợp, chứ không phải bất cứ loại nào cũng có thể làm được hồng chín hay hồng giòn ngon.

Cơ bản tại Lâm Đồng, hồng giòn được làm từ ba giống hồng khác nhau: hồng cô Mai, hồng tàu khoán và hồng trứng lửa. Các loại này chỉ ăn ngon nhất khi làm hồng giòn vì chúng có vị ngọt thanh, thịt quả xốp, nếu để chín thì quả sẽ bị nhiều nước, không dẻo, ăn không ngon. Khi quả hồng đã già, còn xanh, người ta sẽ hái và bỏ vào bao ni-lông cột chặt, ủ từ 4-6 ngày (tùy điều kiện thời tiết). Trong khí hậu của Lâm Đồng (Đà Lạt), quả hồng sẽ trở thành hồng giòn. Nếu khi ăn thấy chát, nghĩa là quả hồng được ủ chưa đủ độ, thì bạn cho vào bao ni-lông ủ thêm từ 1-2 ngày nữa, vị chát sẽ mất đi.

Còn hồng chín thì thường được làm từ hai giống hồng: hồng vuông và hồng vuông đồng. Hai loại này thì ngược lại, chỉ có ăn chín hoặc sấy mới ngon chứ không làm giòn được, vì thịt quả cực kỳ dẻo, ít nước, và có vị ngọt đậm.

Riêng hồng giòn mà ta thấy đường phố Sài Gòn hay bán nhiều, loại trái to bự, nhiều múi, là hồng Trung Quốc, không phải giống hồng của Đà Lạt.

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s