DU KÝ · Du Ký Việt Nam

Không gian Phật giáo ở quận Gò Vấp: chùa cổ Long Huê lặng lẽ trong hẻm nhỏ


Chùa Long Huê (tên cổ là chùa Long Hoa, Sắc tứ Long Hoa Tự, Sắc tứ Huệ Long Tự, Ngự Tứ Quan Long Tự) là một ngôi chùa cổ thuộc hệ phái Phật giáo phát triển (Phật giáo Bắc tông, Phật giáo Đại thừa). Chùa toạ lạc lặng lẽ trong một con hẻm nhỏ, ở số 131/27 đường Nguyễn Thái Sơn, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn).

Lần theo dấu vết lịch sử còn lưu lại, chùa Long Huê do thiền sư Đạo Thông (có thông tin khác là Đạo Nham) xây dựng nên vào khoảng gần cuối thế kỷ XVIII, lúc đầu chỉ là một cái am nhỏ để tu hành. Về sau, am tu ấy lần hồi được mở rộng thành chùa, và có tên là chùa Long Hoa.

Vào thời chúa Nguyễn Phúc Ánh (tức Nguyễn Ánh) khôi phục cơ nghiệp của dòng tộc, có lần chúa phải tạm ẩn trong chùa Long Hoa vì bị quân Tây Sơn truy bắt. Bởi vậy, sau khi lên ngôi lấy hiệu là Gia Long (1802), nhà vua đã ban “sắc tứ” cho chùa. Kể từ đó, chùa có tên là Sắc tứ Long Hoa Tự. Dưới thời vua Minh Mạng, vì kỵ húy Hoàng hậu Hồ Thị Hoa, nên chùa đổi tên là Sắc tứ Long Huê Tự.

Qua nhiều năm chiến tranh, chùa bị hư hại và đã được trùng tu lại nhiều lần (lần cuối vào năm 1972) để có được dáng vẻ như ngày nay. Chùa Long Huê gìn giữ được khá nhiều hiện vật quý, đáng chú ý như: tấm biển “Sắc tứ Long Huê tự” do vua Gia Long ban tặng, bộ tượng cổ Di Đà Tam Tôn (A Di Đà, Quán Thế âm, Đại Thế Chí) được tạc bằng gỗ mít; đại hồng chung nặng được đúc năm 1987,…

Vào ngày 23 tháng 2 âm lịch hàng năm, chùa Long Huê có tổ chức giỗ chư Tổ khai sơn. Hiện tại, trong chùa có phòng khám bệnh từ thiện và cả lớp học tình thương.

Con hẻm phía trước chùa Long Huê

Cổng chùa Long Huê

Vẻ cổ kính, trang nghiêm còn hiện rõ trên từng viên gạch, từng nét trang trí

Chánh điện giản dị, trầm mặc với mái ngói rêu phong nhuốm màu thời gian

Tượng Phật Quan Âm lộ thiên ngay trong sân trước

Phần mái chánh điện cong cong

Tháp thờ trong sân, nơi chứa tro cốt các bậc tiền nhiệm

Bộ ba tượng Tam Thế Phật lộ thiên

Công trình tượng Phật A Di Đà chưa hoàn thành xong

Phòng khám bệnh từ thiện

“Sắc” là tờ lệnh của vị vua, “tứ” là ban cho, phong tặng cho. “Sắc tứ” có nghĩa là vua hạ lệnh ban cho. “Sắc tứ” mang nội hàm ý nghĩa bao quát chỉ những đồ vật, vật dụng, hoặc phẩm tước, ân điển (phi vật thể)… được bậc quân chủ (vua chúa) ban thưởng cho người, hoặc cho một cơ sở, tổ chức nào đó.

Những ngôi chùa mang “sắc tứ” là những ngôi chùa được vua chúa nhà Nguyễn ban điển. Đó thường là những ngôi chùa có quy mô lớn, được trang trí thiết kế đẹp mắt, lộng lẫy, là danh thắng có tiếng, hoặc từng có ơn che chở cho bậc vua chúa.

Tại Sài Gòn, có các ngôi chùa đã từng được “sắc tứ” như: Sắc tứ Từ Ân, Sắc tứ Tập Phước, Sắc tứ Trường Thọ, Sắc tứ Huệ Lâm, Sắc tứ Long Huê,…

*** Ảnh chụp bằng điện thoại iPhone 7.

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s