Chùa Bửu Đức thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông (Phật giáo nguyên thủy, Phật giáo tiểu thừa, Theravada) là một ngôi chùa lớn và rộng của tỉnh Đồng Nai.
Chùa Bửu Đức, hay còn có tên là Sonuttararama, tọa lạc ở số C61A đường Huỳnh Văn Nghệ, khu phố 5, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Được biết, chùa do Đại đức Thích Pháp Bửu thành lập vào năm 1971 trên một diện tích 4.000 m2 – một không gian rộng rãi với rất nhiều cây cổ thụ xanh mát bên trong. Đến năm 1990, Thượng tọa Thích Giác Chánh đã cho trùng tu lại.
Chùa Bửu Đức mang kiến trúc đặc trưng của Phật giáo Nam tông, gồm chánh điện đơn sơ mang màu xám tro chủ đạo, thờ Đức Phật Thích Ca bên trong, các ngôi mộ tháp (stupa, tháp thờ) sơn màu vàng rực trong sân chùa,… Chùa nằm nép mình trong con hẻm nhỏ kề sông Đồng Nai, lối vào có hai cổng, một cổng phụ và một cổng chính. Đi từ xa, nhìn thấy cổng chính màu vàng chùa, qua thời gian đã nhuốm màu rêu phong xưa cũ, trên tường là các chi tiết trang trí đặc trưng của kiểu chùa Nam tông (bánh xe luân hồi, hoa văn chi tiết,…), tự nhiên có cảm giác bình yên thân thuộc.
Bên trong chánh điện
Mộ tháp (stupa) trước chánh điện.
Tượng Đức Phật Thích Ca tọa thiền dưới gốc bồ đề bên trong khuôn viên chùa.
Một điều mình cứ thắc mắc rằng chùa Bửu Đức tuy là chùa Phật giáo Nam tông, nhưng bên trong khuôn viên chùa có cả miếu Đế Thích và đình thờ Phật Quan Âm. Có lẽ là chùa theo Phật giáo Nam tông Việt Nam chăng?
Đạo Bà-la-môn rất sùng bái thờ Đế Thích như là thần của tầm sét (Ph. Dieu de la foudre). Theo đạo Phật, Đế Thích chỉ là vua của một loài Trời sống ở cõi Trời Đao Lợi. Cõi Trời có 33 cảnh, thuộc Dục giới, tức cũng là một chúng sinh chưa thoát khỏi được cảnh sống chết luân hồi trong ba cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Đạo Phật vẫn xem Đế Thích là một chúng sinh, nhưng tất nhiên đó là một chúng sinh cao cấp hơn loài người rất nhiều.”
Các công trình khác trong chùa Bửu Đức (Sonuttararama):
Con kênh đối diện cổng chính
*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.
Reblogged this on Tâm bình thường là Đạo and commented:
Thanks for nice photos.
Một chùa Nam truyền có kiến trúc rất tuyệt vời không pha Thái Lan.
Có Chư Thiên (Deva) các vách hộ trì khắp chùa, bánh xe Pháp khắp nơi là điều hay thấy các chùa Nam tông Theravada.
Thực sự điều đáng đến viếng là các Phật cảnh và kiến trúc Tranh tường. Hình ảnh thay lời nói.
Nếu có con trẻ được tiếp cận với chánh kiến từ nhỏ, được thưởng lãm tranh tường về cuộc đời đức Phật, lớn lên tâm ý nó cũng vượt trội.
Chùa lớn mà vắng quá, các sư đi Miến cả chăng?
Cảm ơn các kiến thức hữu ích về Phật giáo của bạn.
Dà, không dám. 😇🙏
Nice post and wonderful photos!
Anyway, thật ra Theravāda – là chữ Pali cổ, và Pali là một thứ tiếng xứ Ấn Độ trong thời Đức Phật (thị Māgadha, tiếng Magandhi, về lâu sau gọi là chữ Pali) – có nghĩa là Trưởng Lão, vì Mahayana (tàu âm Đại thừa) nên Theravāda bị gọi đối xứng Tiểu thừa!
–> Tiểu thừa không phải chữ Theravāda.
Last but not least, hiện trên các văn bản chính thức hay kênh truyền thông và Ban tôn giáo, Việt Nam công nhận Theravāda là Đạo Phật Nam Tông (Có Nam tông người Kinh, và Nam tông Khmer – Hoặc Phật giáo Nguyên Thuỷ).
Chế-định đế, nên gọi tên gì cũng được vậy.
Just FYI.
Have a lovely day!