Tiếng Việt thiệt là rắc rối!


Các bạn có công nhận rằng, tiếng Việt của chúng ta quả là một trong những ngôn ngữ khó nhằn và rắc rối nhất trên thế giới?

Trên thế giới có tới 2.650 ngôn ngữ với hơn 7.000 tiếng địa phương, trong số này, tiếng Việt của chúng ta được nhiều người đánh giá đứng thứ 3 về độ khó. Có câu, “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”.

Mặc dù là người Việt, nhưng rất nhiều trường hợp chúng ta phải tự hỏi lại bản thân, hỏi người giỏi tiếng Việt, hoặc tra trừ điển, tra thông tin trên mạng để chắc chắn rằng chúng ta dùng đúng từ ngữ, viết đúng chính tả của một từ nào đó, dù từ ấy, rất quen thuộc với chúng ta. Rất nhiều lần, chúng ta cũng trở nên ngờ nghệch và mang theo câu hỏi to đùng rằng tại sao tiếng Việt mình bắt buộc phải dùng từ này mà không dùng từ khác, dù rằng hai từ ấy mang nghĩa hoàn toàn giống nhau.

Chẳng hạn như:

Chúng ta có từ cái nĩa, cái muỗng, cái dao, cái rìu,… Chúng ta có từ con rìu, con dao, nhưng lại không có con muỗng, không có con nĩa,…

Chúng ta có từ chó mực, mèo mun, ngựa ô để nói về màu đen của bộ lông con vật. Vậy tại sao không phải là chó mun, chó ô, sao không thể là mèo mực, mèo ô, hay không là ngựa mực, ngựa mun?

Chúng ta có từ múi cau, múi cam, múi quýt, múi giờ, có từ miếng cau, miếng cam, miếng quýt,…, nhưng lại không có từ múi bánh, múi pizza, mà phải là miếng bánh, miếng pizza,…

Bông và hoa là hai từ mang nghĩa giống nhau. Bông là hoa và hoa cũng là bông. Vậy tại sao tiếng Việt ta có thể gộp chúng lại thành từ bông hoa (bông hoa hồng, bông hoa huệ,…, hoặc bông hồng, hay hoa huệ,…), mà tại sao không phải là hoa bông (hoa bông hồng, hoa bông huệ?). Hay tại sao không phải là hoa hoa, hay không là bông bông,… Ôi trời ơi, bạn đã điên lên chưa?

Trong tiếng Việt, “từ “là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa, được tạo nên bởi “tiếng”, có “từ” gồm một “tiếng”, có “từ” gồm từ hai “tiếng” trở lên. Như vậy, có thể thấy khái niệm “tiếng” hẹp hơn khái niệm “từ”.

“Tiếng” không cần phải có nghĩa. Nếu “tiếng” không có nghĩa thì sẽ đi kèm với một “tiếng” khác để hợp lại thành nghĩa, lúc đó sẽ tạo thành “từ”.

Trong thực tế, còn rất nhiều trường hợp chúng ta dễ sai lầm khi viết bằng tiếng Việt, nhất là các lỗi sai về:

1. Dấu hỏi hay dấu ngã: bữa cơm (chớ hổng phải bửa cơm), lỗi lầm (không phải lổi lầm),…
2. Tr hay ch: cây tre (không phải cây che), con chim (không phải con trim),…
3. S hay x: thiếu sót (không phải thiếu xót), đau xót (không phải đau sót), xót xa (không phải sót xa, không là xót sa, càng không phải sót sa), xán lạn,…
4. D hay gi: giận dữ, gian dối, dịch giã, dân dã, dai dẳng, dữ dằn, giàn giụa,…
5. T hay c: thời tiết, đáng tiếc, quân giặc, giặt giũ, rắc rối, réo rắt,…
6. Ng hay ngh: ngạc nhiên, nghe ngóng, ngờ nghệch, ngu ngốc, nghèn nghẹn,…
7. L hay n: lắt léo, núng nính, lan man, nan giải,…
8. An hay ang, ăn hay ăng: lan can, mang máng, lẳng lặng, sẵn sàng,…

Tại Việt Nam, chúng ta được học tiếng Việt từ khi vào lớp 1 (6 tuổi), mãi cho đến lớp 12 (18 tuổi). Tiếng Việt của cấp 1 là để biết đọc, biết viết, biết phân biệt mặt chữ. Lên cấp 2, cấp 3, thì tiếng Việt được cài cắm trong môn tập làm văn, môn văn học. Và khi lên đại học, có một một học có lẽ sinh viên của tất cả các ngành nghề đều phải học, đó chính là môn “tiếng Việt thực hành”.

Khi mình học môn tiếng Việt thực hành ở đại học, mình mới nhận ra vốn kiến thức về tiếng Việt của mình bấy lâu nay đã sai lầm nhiều thứ. Thậm chí, cho đến lúc này, mình biết là có những từ tiếng Việt mình vẫn bị nhầm vì dùng sai cách, hoặc viết sai chính tả.

Lấy ví dụ:

Điểm yếu: nghĩa là điểm thiếu sót, điểm kém phát triển. Yếu điểm: điểm quan trọng, điểm trọng yếu. Hai từ này mang nghĩa hoàn toàn khác nhau!

Chín muồi, chứ không phải chín mùi, ý nói về thời điểm ngon nhất, tốt nhất, đẹp nhất của một điều gì đó, một vật, hay con người nào đó.

Tượu trung, tượu hình trung (ý nói tóm tắt những vấn đề chính, cốt lõi), vô hình trung (không cố tình, không cố ý), chứ không phải tượu chung, tượu hình chung, vô hình chung.

Tham quan (một từ Hán – Việt), chớ không phải thăm quan, không có nghĩa.

v.v…

Có một số từ tiếng Việt sai, nhưng do nhiều người dùng, hoặc dùng lâu, quen dần, qua thời gian thì lại được chấp nhận. Điển hình như:

Cơn dông, cơn giông đều được.

Cảm ơn, cám ơn đều chấp nhận.

v.v…

Về một số từ đúng thì phải viết hoa hay viết thường?

Ví dụ như tên các ngày tết thì phải viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi. Ví dụ: tết Nguyên đán, tết Đoan ngọ, tết Trung thu. Viết hoa chữ Tết trong trường hợp dùng để thay cho một tết cụ thể (như Tết thay cho tết Nguyên đán).

Thành phố Hồ Chí Minh là một tổ hợp tên riêng, nên phải viết đúng là: Thành phố Hồ Chí Minh (chứ không phải thành phố Hồ Chí Minh).

Một số từ viết tắt đúng phải như thế nào?

Đơn cử như thành phố Hồ Chí Minh, viết tắt đúng phải là: TP Hồ Chí Minh, hoặc TPHCM.

v.v…

Và còn rất nhiều ví dụ khác để nói lên sự phức tạp, rắc rối, khó nhằn nhưng cũng đa dạng, phong phú và thú vị của tiếng Việt chúng ta. Vẫn còn phải nghe nhiều, đọc nhiều, học nhiều, nhớ nhiều, mà nhớ ở đây là nhớ nằm lòng, học ở đây là học thuộc lòng, khắc cốt ghi tâm để có thể sử dụng tiếng Việt cho đúng, cho chuẩn.

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s