DU KÝ · Du Ký Việt Nam

Xuân về trên tháp Bình Lâm (tháp cổ Chăm Pa Bình Lâm)


Gởi đến độc giả những bức ảnh về ngôi tháp Chăm Pa (tháp Chàm) cổ kính của huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định – tháp Bình Lâm trong không khí Tết đến xuân về…

Bình Định được xem là vùng đất trung tâm của miền Trung Việt Nam với gần 5 thế kỷ giữ vai trò là trung tâm của nhà nước cổ Chăm Pa (Chăm-pa, Champa, Chàm, Chăm). Dù trải qua nhiều thăng trầm của thời gian, nền văn hóa Chăm Pa ở đây vẫn phát triển cho đến khi nhà nước Chăm Pa đánh mất vai trò lịch sử.

Có thể nói, Bình Định là nơi chứng kiến sự phát triển, thăng hoa và lụi tàn của quốc gia cổ Chăm Pa. Hiện nay, Bình Định vẫn đang bảo tồn nhiều di tích kiến trúc – văn hóa Chăm Pa, đặc biệt là thành Đồ Bàn, các tháp Chăm gồm 7 cụm, 14 tháp đặt rải rác ở thành phố Quy Nhơn và một số huyện trong địa bàn tỉnh. Các thác Chàm nơi đây ngoài những giá trị lịch sử – văn hóa đáng quý còn là nguồn tài nguyên để phát triển du lịch địa phương bởi kiến trúc nghệ thuật độc đáo.

Tháp Bình Lâm là một ngôi tháp cổ Chăm Pa trong số 14 tháp Chăm còn tồn tại ở Bình Định. Tháp Bình Lâm nằm tại thôn Bình Lâm, thuộc xã Phước Hoà, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, du khách có thể đến đây dễ dàng qua sự chỉ dẫn của Google Maps.

So với các tháp Chàm khác trong địa bàn tỉnh, tháp Bình Lâm được đánh giá tương đối đặc biệt vì không nằm trên đồi mà tọa lạc ở khu vực đồng bằng, bao quanh là vùng thiên nhiên và khu dân cư. Năm 1993, tháp Bình Lâm đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa – kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Bảng chỉ dẫn hướng vào tháp Bình Lâm tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

Tháp Bình Lâm ẩn hiện trong nắng sớm.

Tháp Bình Lâm được xây dựng vào cuối thế kỷ X – đầu thế kỷ XI, thuộc phong cách chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định. Theo các nhà nghiên cứu, tháp Bình Lâm nằm trong khu thành Bình Lâm vốn là kinh đô đầu tiên tạm thời khi các vị vua Chăm dời đô từ Quảng Nam vào Bình Định trước khi xây dựng kinh đô Đồ Bàn. Cho đến khi thành Đồ Bàn được xây dựng thì Bình Lâm mất vị trí là trung tâm chính trị, hành chính của vương quốc cổ Chăm Pa.

Phong cách Mỹ Sơn A1 của các tháp cổ Chăm Pa

Có niên đại vào thế kỷ X – thế kỷ XI, ở phong cách này, các trụ bổ tường đứng thành đôi một với bức tường hình người ở giữa như trong tháp Mỹ Sơn A1. Các vòm cửa có hình dáng phức tạp nhưng không chạm khắc. Thân tháp cao vút với các tầng dần thu nhỏ lại. Đây là thời kỳ chịu ảnh hưởng của Java và cũng là thời hoàng kim của Chăm Pa. Phong cách Mỹ Sơn A 1 có tính động, dường như đang nhảy múa, với vẻ đẹp duyên dáng. Các vũ công là các họa tiết được ưa chuộng của các nhà điêu khắc Chăm thời kỳ này. Bên cạnh đó các linh vật cả trong cuộc sống thực lẫn từ thần thoại cũng là một chủ đề được ưa thích như voi, hổ, garuda

Các tháp theo phong cách Mỹ Sơn A1: tháp Khương Mỹ, tháp Mỹ Sơn A1, và các tháp thuộc nhóm B, C, D ở Mỹ Sơn (Quảng Nam).

Phong cách Bình Định của các tháp cổ Chăm Pa

Có niên đại từ giữa thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XIV, gồm có các tháp: tháp Hưng Thạnh, tháp Dương Long, tháp Thủ Thiện, tháp Cánh Tiên, tháp Phú Lốc (Bình Định), tháp Nhạn (Phú Yên).

Phong cách chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định

Có niên đại từ đầu thế kỷ XI đến giữa thế kỷ XII, gồm có các tháp: tháp Bình Lâm, tháp Bánh Ít (Bình Định), tháp Mỹ Sơn E1, tháp Chiên Đàn (Quảng Nam), tháp Po Nagar (Nha Trang – Khánh Hòa).

Tháp Bình Lâm được quây lại bằng một hàng rào thấp đơn giản, du khách muốn vào tham quan thì mời tự nhiên mở cổng rào, vì nơi đây không thu phí.

Nội quy tham quan di tích

Như những di tích tháp Chăm khác tại Việt Nam, tháp Bình Lâm đã được trùng tu lại, chỉ còn ít dấu tích xưa cũ, cổ kính.

This image has an empty alt attribute; its file name is AM-JKLVKgAOee55l6ke_J2SWHNBqAm9hLe0MUwNJl6VhniUTbozpWGPMsp3U6SHoenlMSnMi4OWGqtCmfn1M4owPtfkomZpFK_4LGx1hntlE2fKCYcIhVXbMRYT1ybh3QpTQqqvjzwYNLPTDjqdFiMrojEvO=w830-h622-no

Cảnh báo với những ai không chịu được mùi chất thải của lũ dơi thì đừng nên vào bên trong tháp.

Dịp cận Tết, du khách có thể đến đây để được ngắm làng hoa Tết Bình Lâm xung quanh khu vực chân tháp (nên đi trước 15 tháng Chạp vì sau thời gian đó, hoa thường sẽ được chở đi bán khắp nơi).

Không khí mùa xuân tươi mới ngập tràn trên tháp Bình Lâm.

Cảnh làng hoa còn sót lại, chưa kịp chở đi bán Tết ở khu vực xung quanh tháp Bình Lâm.

Cảnh ruộng đồng thanh bình khu vực gần tháp.

Một góc sông Côn (sông Kôn) chảy qua thôn Bình Lâm, xã Phước Hoà, huyện Tuy Phước.

Cầu Tân Mỹ – Bình Lâm. Du khách lưu ý không nên đến đây tham quan vào mùa mưa lũ (giai đoạn tháng 11, 12) vì đây là một trong những điểm ngập lụt dữ dội của tỉnh.

Đình Tân Mỹ (thôn Tân Mỹ, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước) ở gần đó.

Một cổng chào của thôn văn hóa gặp trên đường đến tháp.

Cảnh quê bình yên.

Phơi bánh tráng – một nghề kinh doanh của vài hộ dân trong vùng.

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, chỉ mang tính chất tham khảo.

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s