Mời bạn về thăm chùa Thiên Trúc, ngôi cổ tự đặc biệt của huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định hiện còn lưu giữ hai tác phẩm điêu khắc đá Chăm Pa, theo các nhà nghiên cứu được sử dụng để thờ và trang trí kiến trúc tháp Bình Lâm, có niên đại vào khoảng thế kỷ XI.
Chùa Thiên Trúc nằm ở đường tỉnh (tỉnh lộ) DT640, thuộc địa phận xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Chùa Thiên Trúc có niên đại hơn trăm năm, nằm gần với tháp Bình Lâm, một ngôi tháp cổ Chăm Pa. Được biết, trong chùa Thiên Trúc hiện đang lưu giữ hai vật thờ cúng quý quá của tháp Bình Lâm, đó chính là tượng Jata Linga và chim thần Garuda (đã bị gãy phần mỏ).
Ngoài yếu tố đặc sắc và độc đáo trên, cảnh chùa Thiên Trúc với kiến trúc truyền thống cổ kính cùng vườn cây hoa lá xanh mát và an lành rất đáng để du khách làm một chuyến đến đây tham quan, chiêm bái.
Cổng tam quan chùa Thiên Trúc
Cảnh bên trong sân chùa
Tượng Jata Linga và chim thần Garuda (đã bị gãy phần mỏ)
Tượng Jata Linga cao 48 cm, cũng chất liệu đá sa thạch, có dáng hình trụ tròn, trên phần đỉnh hơi lõm. Linga trong tín ngưỡng của người Chăm chính là bộ sinh thực khí nam, tượng trưng cho thần Siva, một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo, biểu tượng cho dương tính và năng lực sáng tạo.
Tượng Garuda cao 132 cm, chất liệu đá sa thạch, thể hiện trong tư thế đứng, chính diện, đầu đội mũ miện hình chóp.
Các tượng Phật giáo và quang cảnh khác trong chùa Thiên Trúc.
Cảnh trước cổng chùa
*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, chỉ mang tính chất tham khảo.
*** Ảnh chụp bằng điện thoại IPhone 7, chỉnh màu qua ứng dụng (app) Meitu.