Đến với một thành phố nào đó mà không dành ra những phút giây thảnh thơi đi bộ ngắm nhìn phố xá, cảm nhận cuộc sống thường nhật của người dân địa phương nơi đó quả là một điều thiếu sót. Mời bạn cùng An dạo bộ lòng vòng khu vực chợ Mỹ Tho – trung tâm thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang nghen!
Chợ Mỹ Tho còn được người dân địa phương gọi bằng cái tên dân dã là chợ Hàng Bông. Đây là chợ bình dân đã có từ lâu đời, rất thân thuộc với người dân Mỹ Tho. Chợ Mỹ Tho nằm tại trung tâm thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Chợ có 4 cửa Đông (đường Trưng Trắc) – Tây (đường Nguyễn Huệ) – Nam (đường Võ Tánh) – Bắc, tương tự như chợ Bến Thành của thành phố Hồ Chí Minh, hay chợ Bến Tre của thành phố Bến Tre (tỉnh Bến Tre).
Những bức ảnh dưới đây được chụp vào nhiều thời điểm trong ngày, được sắp xếp lộn xộn không theo thứ tự thời gian và khu vực. Những nơi đã ghi lại bao gồm chợ Mỹ Tho, khu vực quanh chợ Mỹ Tho, quanh dòng kênh Bảo Định, quanh cầu Quay Mỹ Tho,… Ảnh chụp bằng cả điện thoại IPhone 7, chỉnh màu qua app Meitu và cả máy ảnh Fujifilm X-A10.

Chợ Mỹ Tho (chợ Hàng Bông)


Xung quanh khu vực này vẫn còn nhiều ngôi nhà xưa cũ, với các bảng hiệu kiểu chữ thời xưa mang không gian hoài cổ, chiêm niệm,…















Góc chợ Mỹ Tho bên dòng kênh Bảo Định


Khu vực nơi chân cầu Quay Mỹ Tho

Góc cà phê trước khách sạn Sông Tiền, một khách sạn tương đối lớn nằm bên dòng kênh Bảo Định.

Trên bờ kè dọc kênh Bảo Định ở gần đó (góc đường Trưng Trắc và Nguyễn Bỉnh Khiêm), bạn có thể thử món tàu hũ nước đường gừng rất tròn vị (không có cốt dừa, trân châu) của cô này. 10.000đ/ chén, thích hợp những ngày mưa gió lành lạnh. Cô bán từ 3g chiều cho đến tối nghen!

Cảnh dọc bờ kè kênh Bảo Định ở gần cầu Quay

Một góc kênh Bảo Định nhìn từ đường Trưng Trắc.

Cầu Quay nằm ở trung tâm thành phố Mỹ Tho, nối liền đường Thủ Khoa Huân (thuộc phường 1) với đường Đinh Bộ Lĩnh (thuộc phường 2 và phường 3). Cầu Quay được người Pháp xây dựng lần đầu tiên vào khoảng những năm 1890, do kiến trúc sư người Pháp Gustave Eiffel thiết kế. Điểm nhấn của cầu là nhịp giữa gồm hai đoạn riêng biệt, có thể kéo lên cao như nóc nhà để tàu bè qua lại dễ dàng. Vào năm 1938, cầu bị sập (nhưng không do tai nạn nào) nên được xây dựng lại bằng bê tông cốt thép. Tuy không quay được nữa nhưng vẫn giữ tên là cầu Quay. Đến năm 1993, cầu Quay lại được phá dỡ và xây lại như hiện nay.

Ảnh: Nguyễn Thị Cẩm Vân

Khu vực chân cầu Quay nơi tiếp giáp đường Phan Thanh Giản


Góc đường Phan Thanh Giản, khu này bán sỉ các loại rau củ, đồ la-ghim (légume)


Bán cả gà vịt con


Mê mẩn những ngôi nhà nho nhỏ, cũ kỹ, tuy xuống cấp nhưng chất chứa nhiều tình cảm và kỷ niệm như thế này…








Góc hẻm vắng về đêm


Một góc đình về đêm

Khi phố đã lên đèn

Khu vực khác ở trung tâm thành phố Mỹ Tho


May sửa giày dép

Hoa điệp vàng


Quán cà phê nơi góc đường

Khách sạn Sông Tiền về đêm, khách sạn này có 2 cơ sở, cùng nằm trên đường Trưng Trắc.

Cầu Quay và kênh Bảo Định về đêm



*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.