DU KÝ · Du Ký Việt Nam

Tháng 7 âm lịch ghé pháp viện Minh Đăng Quang


Pháp viện Minh Đăng Quang là một ngôi chùa lớn thuộc hệ phái Khất sĩ ở quận 2, Tp. Hồ Chí Minh. Đang trong mùa Vu Lan tháng 7 âm lịch, hãy cùng mình ghé thăm ngôi pháp viện này nha.

Pháp viện Minh Đăng Quang nằm ở số 505 Xa Lộ Hà Nội, thuộc phường An Phú, quận 2, Tp. Hồ Chí Minh (Sài Gòn). Để đến đây, từ quận Bình Thạnh hướng về quận 2, theo Google Maps, bạn đi qua cầu Sài Gòn, tới cụm siêu thị Big C An Phú thì quẹo phải vô con đường trước siêu thị, chạy thẳng lên xíu là thấy cổng pháp viện nằm ở phía bên tay phải.

Minh Đăng Quang (1923 – ?) là tên một tu sĩ Phật giáo và là người khai sơn hệ phái Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam.

Để tưởng nhớ Tổ sư của Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Hòa thượng Pháp sư Giác Nhiên, Đệ nhất Trưởng Giáo đoàn IV Hệ phái Khất Sĩ đã có ý tưởng sáng lập từ năm 1968. Lúc bấy giờ, pháp viện tọa lạc trên một vùng đất nguyên là bãi đổ rác của thành phố, phía trước là khu ruộng đồng hoang sơ với tổng diện tích là 62.000 m2.

Buổi đầu, pháp viện chỉ gồm ngôi chánh điện cất tạm hình chữ nhật và một số am cốc bằng tre lá. Vào tháng 6/2009, pháp viện đã trải qua một cuộc đại trùng tu để có diện mạo rộng rãi, trang nghiêm và cầu kỳ như ngày nay.

Pháp viện Minh Đăng Quang được xây lên với dụng ý trở thành một trung tâm hoằng pháp lâu dài và tương xứng với sự phát triển của Giáo hội Tăng-già Khất Sĩ Việt Nam. Ngoài chức năng như một ngôi chùa, nơi đây còn đào tạo Phật pháp cho các tăng lữ, Phật tử nên được gọi là pháp viện.

Pháp viện Minh Đăng Quang đã được công bố xác lập 4 kỷ lục Phật giáo: Ngôi đạo tràng tịnh xá có 4 bảo tháp lớn nhất Việt Nam; Ngôi đạo tràng tịnh xá có bảo tháp bằng gỗ thờ Phật trong chánh điện lớn nhất Việt Nam; Ngôi đạo tràng Tịnh xá tổ chức đại lễ kỷ niệm 60 năm Đức tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng lớn nhất Việt Nam (1954-2014); Ngôi đạo tràng tịnh xá tổ chức lễ khất thực cổ phật lớn nhất Việt Nam.

Pháp viện Minh Đăng Quang nhìn từ xa

Cổng pháp viện nhìn từ bên trong

Bãi giữ xe miễn phí ở bên trong, hoạt động từ 7g đến 20g

Lịch các khóa tu trong pháp viện

Từ cổng vào pháp viện là hai tháp phía trước hình bát giác, mỗi tháp gồm 9 tầng, cao 37 m.

Bảo tháp Ca Diếp

Trong Phật giáo, Ca Diếp (tiếng Pāli: Kassapa, Kāśyapa) là tên gọi của một vị Phật, là vị Phật thứ ba trong số năm vị Phật của hiền kiếp (Bhaddakappe), và cũng là vị Phật thứ sáu trong số sáu vị Phật trước Phật Thích Ca Mâu Ni, được đề cập trong các phần viết ra sớm hơn của Đại Tạng Kinh Pali.

Một số tượng Phật và các vị La Hán trong sân trước

Trong sân có rất nhiều chim bồ câu béo múp

Thiền Đường

Khu vực chánh điện nằm ở trên lầu

Các chậu cảnh hình rùa

Các tiểu cảnh liên quan tới Đức Phật ở trên cao

Đường Mai Chí Thọ nhìn từ trên chánh điện pháp viện

Một vị sư đang ngồi đọc sách

Trong khuôn viên pháp viện (phía cuối) là nhà hàng chay Thiện Duyên với một số món ăn khá ngon, giá cả phải chăng

Món bún Huế 30.000 đ trong nhà hàng Thiện Duyên

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.

*** Ảnh chụp bằng điện thoại iPhone 7, chỉnh sửa qua ứng dụng (app) PS Express.

Advertisement
DU KÝ · Du Ký Việt Nam

Tìm về bình yên ở chùa Huê Nghiêm quận 2 Sài Gòn


Đến chiêm bái ở chùa Huê Nghiêm quận 2, khách tham quan như lạc vào chốn bình yên, thanh tịnh của không gian Phật giáo và thiền định…

Chùa Huê Nghiêm (hay chùa Huê Nghiêm 2, để tránh nhầm lẫn với Huê Nghiêm Cổ Tự ở quận Thủ Đức) tọa lạc tại số 299B, đường Lương Định Của, phường Bình Khánh, quận 2, Tp. Hồ Chí Minh (Sài Gòn). Chùa thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông (Phật giáo phát triển, Phật giáo Đại thừa). Chùa được xây dựng và chính thức công nhận vào năm 1998.

Trên diện tích khoảng 2 ha, chùa Huê Nghiêm 2 được thiết kế, xây dựng và tôn tạo thành một không gian Phật giáo an yên, mang nét đẹp thiền định. Không gian chùa toát lên vẻ thanh tịnh, tinh tế bởi kiến trúc pha trộn giữa kiến trúc chùa của Việt Nam nói riêng và kiến trúc Á Đông của chùa Nhật Bản, Đài Loan nói chung. Xung quanh chùa là các tiểu cảnh cây cối, hoa lá, những bức tượng Phật và tượng đá Phật giáo đem đến những triết lý thiền định nhẹ nhàng mà sâu sắc.

Hiện tại, chùa Huê Nghiêm 2 còn đang xây dựng và tôn tạo một số hạng mục. Tuy nhiên, chùa vẫn mở cửa cho khách tham quan một số nơi cơ bản.

Đến với chùa Huê Nghiêm, các bạn nhớ lưu ý ăn mặc kín đáo, lịch sự, đi đứng nhẹ nhàng khoan thai, không nói chuyện lớn tiếng, đùa giỡn, xả rác bừa bãi hay có những hành động vô ý thức, không tôn trọng chốn Phật giáo thiền môn nha.

Bãi giữ xe miễn phí của chùa Huê Nghiêm quận 2

Kiến trúc chánh điện bề thế, uy nghi

Tường và sân trong chùa

Cổng chùa

Hiện tại du khách chưa được lên trên lầu tham quan

Các tượng Phật sinh động

Tượng Phật Quan Âm lộ thiên

Các bức tượng đá với nhiều biểu cảm, hành động

Cây cối trong sân chùa

Ảnh: Nguyễn Thị Cẩm Vân

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.

*** Ảnh chụp bằng điện thoại iPhone 7, chỉnh sửa qua ứng dụng (app) PS Express.