Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 300km, mất chừng 6-7 giờ đồng hồ bằng ô tô hoặc xe máy là du khách đã có thể đến được thành phố Đà Lạt – một địa danh du lịch nên thơ và chưa bao giờ hết hấp dẫn…
Đà Lạt là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên của Việt Nam. Từ xa xưa, vùng đất này vốn là địa bàn cư trú của những cư dân người Lạch (Lát), người Chil và người Srê, đều thuộc dân tộc Cơ Ho.
Tên gọi Đà Lạt được bắt nguồn từ chữ Đạ Lạch, vốn là tên gọi của con suối Cam Ly. Theo ngôn ngữ của người Thượng, Da hay Dak có nghĩa là nước. Đà Lạt có nghĩa nước của người Lát, hay suối của người Lát. Từ Lát đọc trại thành Lạt.
Vào cuối thế kỷ XIX, khi tìm kiếm một địa điểm để xây dựng trạm nghỉ dưỡng dành cho người Pháp ở Đông Dương, Toàn quyền Paul Doumer đã quyết định chọn cao nguyên Lâm Viên theo đề nghị của bác sĩ Alexandre Yersin, người từng thám hiểm tới nơi đây vào năm 1893. Trong nửa đầu thế kỷ XX, từ một địa điểm hoang vu, người Pháp đã quy hoạch và xây dựng lên một thành phố xinh đẹp với những biệt thự, công sở, khách sạn, trường học. Đà Lạt đã trở thành một trung tâm du lịch và giáo dục của Đông Dương khi đó.
Nằm ở độ cao khoảng 1.500m so với mực nước biển, cùng với việc được các dãy núi và hệ thực vật rừng bao quanh, Đà Lạt thừa hưởng một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm. Lịch sử phát triển hơn một thế kỷ cũng để lại cho thành phố một di sản kiến trúc giá trị, được ví như một bảo tàng kiến trúc châu Âu thế kỷ XX. Tài nguyên thiên nhiên và văn hóa phong phú giúp Đà Lạt trở thành một trong những địa danh du lịch nổi tiếng của Việt Nam, mỗi năm thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế tới tham quan và nghỉ dưỡng.
Thành phố Đà Lạt có 16 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 12 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 4 xã: Tà Nung, Xuân Thọ, Xuân Trường, Trạm Hành. Biển số xe của thành phố Đà Lạt nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung: 49.
Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
Ga Đà Lạt là nhà ga xe lửa duy nhất của khu vực Tây Nguyên, là công trình kiến trúc cổ kính đẹp bậc nhất của thành phố Đà Lạt, cũng được coi là nhà ga xe lửa cổ đẹp nhất Việt Nam và Đông Dương. Kiến trúc của công trình mang đậm dấu ấn bản địa và có tỉnh biểu tượng cao: ba chóp mái tượng trưng cho ngọn núi Lang Biang trên cao nguyên và cũng mang bóng dáng nếp nhà rông Tây Nguyên.
Điểm “check-in” một trong hai hầm Hỏa Xa
Bình minh trên đồi Thiên Phúc Đức
Hoàng hôn trên hồ Tuyền Lâm
Đồi chè Cầu Đất (đồi trà Cầu Đất). Ảnh: Bùi Thị Hòa
Đối với dân ưa thích du lịch bụi, du lịch tự túc và ít tốn kém thì những điểm tham quan miễn phí hoặc có chi phí thấp là điều đáng quan tâm. Dưới đây là tổng hợp một số địa điểm tham quan du lịch “check-in” miễn phí tại thành phố Đà Lạt và ở một vài huyện lân cận thành phố trong tỉnh Lâm Đồng:
- Quảng trường Lâm Viên với tạo hình nụ hoa Atiso và hoa dã quỳ khổng lồ
- Bức tường vàng tiệm bánh Cối Xay Gió
- Bức tường “Hàn Quốc” trên đường Cô Bắc
- Bức tường trắng “Hàn Quốc” ở số 7 đường Hải Thượng
- Biệt thự số 4 đường Thủ Khoa Huân
- Biệt thự số 9 đường Cô Giang
- Dãy ghế trắng công viên Thiếu Nhi
- Cầu treo trường cao đẳng Du Lịch
- Cầu thang đường Hàn Thuyên
- Cầu thang dốc đi lên giáo xứ An Bình
- Cầu thang phủ rêu xanh ở con dốc cạnh hoa viên, đoạn rẽ từ đường Xô Viết Nghệ Tĩnh vào quán Chuyện
- Cầu thang “bảy sắc cầu vồng” tại trường THPT Hùng Vương
- Dòng kênh trong khu Ba Toa (đường Tô Ngọc Vân) – “Tiểu Venice của Đà Lạt”
- Hồ Tuyền Lâm – Con suối đối diện hồ Tuyền Lâm – Cầu sắt hồ Tuyền Lâm
- Hồ Xuân Hương
- Hồ Than Thở – Đồi Thông Hai Mộ
- Chợ Đà Lạt – Góc chợ “Hong Kong” – Chợ đêm Đà Lạt (chợ Âm Phủ)
- Khu phố Pháp
- Đường ray Trần Quý Cáp (đường tàu Trần Quý Cáp)
- Ga Đà Lạt
- Ga Xuân Thọ
- Dốc Nhà Làng – dự án nghệ thuật tranh tường
- Dốc chợ Đà Lạt (“Hồng Kông bên hông chợ Đà Lạt”) – Cầu thang chợ Lầu Đà Lạt – Tầng thượng chợ Đà Lạt
- Dốc Nguyệt Vọng Lầu
- Dốc Nhà Bò
- Dốc Sông Lô
- Dốc số 7 Trần Hưng Đạo (dốc Nhớ Hoài)
- Dốc Đa Quý (dốc mai anh đào Đa Quý)
- Hầm Hỏa Xa (đường hầm tàu răng cưa Đà Lạt; một chỗ thu phí, còn một chỗ chưa thu phí)
- XQ Sử Quán
- Trại Mát – Khu quy hoạch Huỳnh Tấn Phát – Xóm Lèo (khu Nhà Đèn)
- Đồi Ngô Quyền
- Đồi Robin (đồi Cáp Treo Đà Lạt)
- Đồi Thiên Phúc Đức
- Đồi Trọc (đồi Cô Dâu, đồi cỏ hồng)
- Đồi Đa Phú (đồi Ông Lập)
- Đồi Cù
- Đồi Thập Giá
- Hòn Bồ
- Đỉnh Pinhatt
- Đỉnh Rada
- Núi Phụng Hoàng
- Dinh Tỉnh trưởng
- Ngôi nhà ma trên đèo Prenn
- Đèo Prenn
- Đèo Mimosa
- Cánh đồng hoa ấp Ánh Sáng
- Làng hoa Thái Phiên
- Làng hoa Hà Đông
- Làng hoa Vạn Thành (nhưng sẽ thu phí nếu tham quan khu công nghệ cao)
- Vườn bí ngô khổng lồ đường vòng Lâm Viên
- Trang trại cà phê chồn
- Trường cao đẳng Sư Phạm Đà Lạt
- Trường đại học Đà Lạt
- Lăng Nguyễn Hữu Hào
- Thánh Thất Đa Phước
- Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
- Thiền viện Vạn Hạnh
- Chùa Linh Phước (chùa Ve Chai)
- Chùa Tâm Ấn
- Chùa Linh Sơn
- Chùa Linh Quang
- Chùa Linh Phong
- Chùa Tàu (chùa Thiên Vương Cổ Sát)
- Chùa Giác Nguyên
- Chùa Linh Ẩn
- Tịnh xá Ngọc Đà
- Tịnh xá Ngọc Thiền
- Tịnh xá Ngọc Tín
- Tịnh xá Ngọc Đức
- Tịnh xá Ngọc Cảnh
- Tịnh xá Ngọc Hòa
- Nhà thờ Con Gà (Nhà thờ chánh tòa Đà Lạt)
- Nhà thờ Domain De Marie (nhà thờ Mai Anh; nhà thờ màu hồng)
- Nhà thờ Thánh Tâm
- Nhà thờ Tùng Lâm
- Nhà thờ giáo xứ Thánh Mẫu (nhà thờ màu hồng)
- Nhà thờ Cam Ly (nhà thờ gỗ mang kiến trúc nhà rông Tây Nguyên)
- Nhà thờ Vạn Thành
- Nhà thờ Du Sinh
- Nhà thờ giáo xứ Sàng Pô Diom
- Nhà thờ Tin Lành và dốc Tin Lành
- Đại chủng viện Minh Hòa
- Nhà nguyện dòng Franciscaines nằm trên đường Hùng Vương (tu viện bỏ hoang)
- Tu viện Dòng Don Bosco
- Trung tâm mục vụ giáo phận Đà Lạt
- Đan viện Châu Sơn (giáo xứ Châu Sơn)
- Giáo xứ Thiện Lâm
- Giáo xứ Lạc Viên
- Giáo xứ Lạc Sơn
- Giáo xứ Lạc Lâm
- Nhà thờ Ka Đơn
- Hồ Đa Nhim
- Hồ Suối Vàng (đập Suối Vàng), gồm: hồ Dankia (đập Dankia), hồ Ankroet (đập Ankroet), thủy điện Ankroet – nhà máy thủy điện đầu tiên và cũng là lâu đời nhất Việt Nam
- Cây thông cô đơn
- Đồi chè Cầu Đất (đồi trà Cầu Đất) – Điện gió Cầu Đất
- Cơ sở sản xuất hồng treo gió
- Những rừng thông xanh (khu vực đèo Prenn, đèo Mimosa, đèo Tà Nung, đèo D’Ran/ Đ’Ran, bên trong hồ Tuyền Lâm, đối diện hồ Than Thở, trên đường Khởi Nghĩa Bắc Sơn, trên đồi cỏ hồng, trên đường đi Trại Mát, trên đường đi đồi chè Cầu Đất,…)
- Những con đường/ khu vực hoa theo mùa (đường hoa ban trắng, đường hoa mai anh đào, đường hoa phượng tím, hoa dã quỳ, hoa cải trắng, cỏ đuôi chồn, cỏ tuyết, cỏ hồng,…)
- Đèo Tà Nung
- Đèo Sacom
- Đèo Phú Hiệp
- Đèo Đ’ran – Thị trấn Đ’ran
- Cầu treo La Bá
- Khu vực Mộng Đào Nguyên (triền núi Lang Biang, nên đi vào mùa mai anh đào)
- Bãi cỏ hồng thôn Masara (huyện Đức Trọng, xuất hiện khoảng cuối tháng 10 đến hết tháng 11)
- Nhà máy sữa Đà Lạt Milk (Organic Milk Farm, Dalat Milk Farm)
- Ma Rừng Lữ Quán
- Thác Bảo Đại
- Làng chùa Đức Trọng
- Cung đường trekking Tà Năng – Phan Dũng
*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.