DU KÝ · Du Ký Việt Nam

Nhớ Hội An một sớm mai yên bình!


Tháng 4, hè về! Mùa của hoa phượng, hoa giấy! Mùa của ve ngân, nắng chang chang chói lọi! Và trong tháng 4, ta bỗng nhớ đến một buổi sớm mai trong lành và bình yên, cất những bước chân chầm chậm vô lo vô nghĩ, rảo bước dạo ngắm một phố cổ Hội An hiền hòa và thân thuộc…

Nếu đến với thành phố Hội An của tỉnh Quảng Nam để du lịch mà không dành ra một buổi đi bộ khám phá và thăm thú những con đường nhỏ, hẻm nhỏ, ngắm nhìn cuộc sống của người địa phương diễn ra song song và bình thường cùng với hoạt động tấp nập, năng động của du khách, thì có lẽ, bạn đã vô tình bỏ lỡ một Hội An thực sự.

Rất nhiều người, dù là ghé thăm Hội An lần đầu hay là nhiều lần, thì có lẽ, điều lắng đọng lại với họ chính là cảm giác bình yên, thân thương mà khó có địa danh du lịch nức tiếng nào ở Việt Nam làm được. Bởi lẽ, khu phố cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới từ tháng 12 năm 1999, nhưng cho tới nay, chính quyền thành phố đã làm rất tốt trong công tác du lịch, vừa phát triển và quảng bá tới du khách trong và ngoài nước, vừa giữ được mọi hoạt động thường ngày của người địa phương. Sự hài hòa và đan xen giữa cuộc sống của hai thế giới tưởng chừng như khác nhau: một bên là người địa phương sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, buôn gánh bán bưng, đạp xe đi chợ,…; còn một bên là du khách ồn ào và hứng khởi tham quan, ngắm nghía, chỉ trỏ, chụp ảnh,…

Đến với Hội An, du khách đều có thể rảo bước đi dọc những con đường, con hẻm nhỏ trong khu phố cổ vào bất cứ thời gian nào trong ngày để khám phá những điểm tham quan “phải đi” (“must-see”), hay chỉ đơn giản là hòa mình vào không khí của một địa danh du lịch nổi tiếng. Nhưng có lẽ, khoảnh khắc sớm mai, khi mọi thứ còn đang ngái ngủ, cửa hàng chưa mở cửa, mọi hoạt động thường nhật chưa được bắt đầu, thì khi đó, vẻ bình yên, thanh vắng, hiền hòa của một Hội An – nơi từng là khu thương cảng quốc tế sầm uất bậc nhất khu vực Đông Nam Á – mới được hiển hiện rõ nét.

Những điều đặc trưng của phố cổ Hội An như: tường vàng, nhà cổ rêu phong, đường vắng, hẻm nhỏ, hoa giấy, xe đạp, người bán hàng rong,… sẽ được bạn ghi lại hầu hết chỉ trong một buổi chịu khó thức dậy sớm và đi bộ ngắm nhìn thành phố. Và có lẽ, khi nhớ về chuyến du lịch Hội An, bạn sẽ nhớ nhất là khoảnh khắc được dạo bộ phố cổ trong một sớm mai yên bình ấy…

Sớm mai, phố xá thưa người
Một cụ ông đang quơ chổi quét tước sân nhà
Những cửa hiệu còn đóng cửa im ỉm
Hẻm nhỏ với không gian hoài cổ của những mảng tường vàng rêu phong
Người bán hàng rong bắt đầu dọn hàng
Xách giỏ đi chợ
Đạp xe đi chợ,…
… hay tập thể dục
This image has an empty alt attribute; its file name is ACtC-3fHXdj_cukVN_INAMU6te4peM4Qjai_blJpuC7511Z79Hrfbo57K6ecCSrfCVqoFeKFBKUCxcPBX9FebwBYpsIdNdXRGG28EZtfTFetmoU2T02RmB6TM8f5j0iV2qWkNd9mTzd5Foqm0a8oJNI1M8PE=w978-h652-no
This image has an empty alt attribute; its file name is ACtC-3dM6yxb1Xx6FbY6IzuvAdPwsedhMVYlTpgphitLCfnkGkAVuss4aAAkSBqxOfHVjzyF7ube4n3J3wli3k8HpLgMtVVPGnxO-mDbKn-JBb3NVN9V0CC72AlFcQY0AyjVchf9Wfj-ccMXU_WDHVxt9QX-=w978-h652-no
Bức tường in dấu thời gian trên đường Hoàng Văn Thụ nay đã không còn dấu vết rêu phong cổ kính nữa…
Những con phố còn ngái ngủ…
Có lẽ vì cơn đại dịch COVID-19 mà rất lâu nữa mới lại thấy bóng dáng du khách quốc tế dập dìu qua lại trên những con phố cổ
Quầy bán đồ ăn sáng trong khu vực phố cổ
Đi về phía chùa Cầu
Một góc sông Hoài
Đừng quên ngồi xuống một quán cà phê cóc ven sông Hoài mà chầm chậm thưởng thức ly cà phê phố Hội
Một góc chợ Hội An
Nhịp sống bắt đầu sôi động dần…
Một cửa hiệu bán khăn choàng
Chụp ảnh cùng tường vàng và hoa giấy Hội An. Ảnh: Thảo Trần.
Advertisement
DU KÝ · Du Ký Việt Nam

Lòng vòng bên ngoài phố cổ Hội An ngắm hoàng hôn dọc sông Thu Bồn


Một buổi chiều muộn thảnh thơi chạy xe máy lòng vòng bên ngoài Hội An, được ngắm nhìn phố cổ ở những góc thật khác biệt. Và trong đó, không thể thiếu việc ngắm hoàng hôn từ từ khẽ trôi theo nước sông Thu Bồn…

Phố cổ Hội An bây giờ đã nổi tiếng, nổi tiếng lắm rồi. Phố cổ nhỏ xinh không lúc nào ngơi đi bóng dáng du khách. Nhưng không vì thế mà Hội An bớt đi vẻ yên bình vốn có từ xưa để lại.

Những khu vực bán vé và thu phí tham quan, xe máy sẽ không được phép đi vào bên trong. Do đó, nếu muốn tham quan thiệt kỹ phố cổ, thì bạn nên gửi xe máy, mua vé và đi bộ. Còn nếu không, bạn có thể chạy lòng vòng ở ngoài rìa, sẽ đâu đó trên những con đường nhỏ mà bạn đi qua, một Hội An vắng bóng du khách, một Hội An hoàn toàn của dân địa phương sẽ hiện ra.

Chuyến này mình đi hồi giữa tháng 2 dương lịch, hãy còn xuân, đúng mùa bàng thay lá

Tuy nằm ở rìa bên ngoài nhưng Hội An vẫn còn rất nhiều, rất nhiều công trình cổ kính, xưa cũ còn tồn tại…

… hoặc chẳng ai quan tâm

… hoặc xuống cấp theo thời gian

Một buổi chiều thanh bình

Hẻm nhỏ với hàng cau đặc trưng của xứ Quảng

Một dòng kênh, hay là nhánh sông Hoài chi đó

Cảnh thơ mộng và êm ả quá đi!

Bến nước, kìa thuyền, cây cầu nhỏ, hàng dừa soi bóng… Việt Nam là đây, truyền thống là đây chứ đâu!

Và tôi lang thang chạy xe vô định, rồi bị dẫn ra cuối đường, nơi dòng sông Thu Bồn mang màu xanh tuyệt đẹp hiện ra

Sông Thu Bồn là một trong những sông nội địa có lưu vực lớn nhất Việt Nam

Sông bắt nguồn từ khối núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum và đổ ra biển tại cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, một nhánh chảy vào sông Vĩnh Điện để đổ nước vào sông Hàn, Đà Nẵng.

Phải khen thay cho chính quyền Hội An vì họ đã làm du lịch và quản lý thành phố rất tốt. Ít chặt chém, ít xô bồ. Nơi hoang vắng và có nhiều dân địa phương sinh sống thì lại hiếm khi nhìn thấy cảnh rác rưới.

Một khúc sông nơi có thể ngắm hoàng hôn tuyệt đẹp

DU KÝ · Du Ký Việt Nam

Nam Trung bộ 2015, đuối nhưng vẫn đi! (16)


Ngày 7: “Nghỉ dưỡng” ở Hội An – Làng rau Trà Quế và biển Cửa Đại buổi chiều

Sau khi ngủ một giấc, hai đứa trở dậy đi tìm chỗ ăn trưa và ghé lại làng gốm Thanh Hà cho em gái kia chụp ảnh.

>> Nam Trung bộ 2015, đuối nhưng vẫn đi! (15)
>> Nam Trung bộ 2015, đuối nhưng vẫn đi! (14)

Món ăn mà tụi mình chọn ăn trưa chính là mì Quảng, vậy là cũng xem như được ăn gần đủ những đặc sản nổi danh của phố Hội.

Mì Quảng Minh – 268 Hùng Vương, Hội An, 20.000đ/ tô, rất ngon đó nghen. Đường Hùng Vương cũng là con đường đi làng gốm, trên cửa ngõ vào Hội An nếu như đi từ Đà Nẵng vô.

Một góc làng gốm Thanh Hà êm ả

Tiếp đó, bọn mình hỏi đường đi làng rau Trà Quế theo hướng ngược ra ngoại ô. Xe đi ngang qua con sông Thu Bồn, cảnh quê thanh bình, gió mát hiu hiu, tất cả khiến cho lòng người thư thái và dễ chịu.

Sông Thu Bồn là một trong những lưu vực sông nội địa lớn nhất Việt Nam. Sông bắt nguồn từ khối núi Ngọc Linh thuộc huyện Dak Glei, tỉnh Kon Tum và đổ ra biển tại cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, ngoài ra còn có một nhánh chảy vào sông Vĩnh Điện để đổ nước vào sông Hàn, TP. Đà Nẵng. Trước khi đổ ra biển tại Cửa Đại, một phần nước của sông chảy vào sông Trường Giang để đổ ra vịnh An Hòa Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.

Phần thượng lưu của sông Thu Bồn ở Kon Tum được gọi là Đak Di. Sông chảy ngược lên phía Bắc qua các huyện trung du của tỉnh Quảng Nam như huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức. Khi đi qua đây, sông nhận thêm nhiều chi lưu là các sông, suối nhỏ. Đoạn chảy qua huyện Tiên Phước và Hiệp Đức được gọi là sông Tranh. Bắt đầu khi đi qua địa phận huyện Quế Sơn, Duy Xuyên, sông mới bắt đầu được gọi là Thu Bồn. Trước khi đi ra biển, sông tạo ra một số phân lưu như sông Ba Chươm, sông Cổ Cò, sông Đình, sông Đò, và sông Hội An – còn gọi là sông Hoài” (Theo Yahoo Ask).

Vậy là, sông Hoài ven phố cổ Hội An chính là một phân lưu của sông Thu Bồn.

Cảnh vật hữu tình

Rất nhiều cây dừa nước ven sông

Đến địa phận thôn Trà Quế, bọn mình thử rẽ trái vào một con đường nhỏ, là bắt gặp những vườn rau trước nhà. Không chắc đó có phải là làng rau Trà Quế thường thu hút khách du lịch đó không nữa.

Đất miền Trung nghèo, nên rau sẽ không được to lớn và mỡ màng

Rau trồng cũng không nhiều, không tốt um và đầy đặn

Đây là hành lá đó nghen, không phải cỏ đâu

Trở ra, hai đứa lại tìm đường đi biển Cửa Đại chơi.

Đi ngang qua Nam Quang Tự. Giờ mình mới biết là Hội An cũng có chùa Nam tông, hèn gì buổi sáng hôm đó bắt gặp sư Nam tông đi trong phố cổ.

Xe lại đi ngang qua những khu resort ven sông Thu Bồn. Hội An đúng là một nơi có nhiều điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch. Nào phố cổ trầm mặc để phát triển du lịch văn hóa – lịch sử, nào cảnh quê, sông nước hữu tình, hay cù lao Chàm để phát triển du lịch sinh thái, lại có biển để vui chơi, ngắm cảnh thuần túy…

Yêu quá những cây dừa này

Và đây, biển Cửa Đại

Chỉ có một khoảng biển không dài là dành cho người dân buôn bán tự phát, những đoạn còn lại thì đã trở thành “của riêng” của các resort rồi.

Một vài du khách Tây ra biển tắm và nằm phơi nắng

Và lúc này, tụi mình mới thấy một chút đáng giận của Hội An. Đó là khi bọn mình đang ngồi hóng gió, ngắm cảnh, cho tới khoảng 16g, thì một chú ra thu tiền hai trái dừa, kiểu như đã hết giờ, mời khách đi chỗ khác. Dừa thì tới 35.000đ/ trái (“chặt chém” đã xuất hiện).

Khi trả tiền xong, thì có một cô khác tới chào mời mua hải sản, nếu không mua thì mời đi chỗ khác chơi, vì đã tới phiên cô “thay ca” buôn bán ở đây, thay cho chú bán dừa kia. Tụi khách Tây hay ta gì cũng không là ngoại lệ. Thậm chí, chỗ mấy bạn Tây đang trải khăn nằm phơi nắng kia cũng bị cô bán hải sản tới chào mời, rồi khiêng bàn ghế ra tận đó, làm mấy bạn Tây phải đi chỗ khác.

Bọn mình tìm tới bãi cát trống ở gần đó, ngồi ngắm biển thêm một chút. Các bạn có thể rút kinh nghiệm từ tụi mình, đừng sử dụng dịch vụ ghế và ăn uống ở các quán bên biển Cửa Đại. Thay vào đó, hãy mang theo đồ ăn nước uống và ra ngồi bên bờ kè, ngắm biển, tự chơi cũng đủ vui rồi.

Nhiều năm trước, vùng biển này bị sạt lở nghiêm trọng, nên người ta mới làm bờ kè bằng những bao cát như thế này…

Qua thời gian, rêu xanh đã phủ kín…

Nhờ vậy, biển Cửa Đại lại thêm nét thu hút…

Bọn mình định ngồi chờ tới hoàng hôn luôn, nhưng ngồi một hồi thấy chẳng có gì làm, đâm chán, nên mình đề nghị về lại Hội An dạo phố cổ buổi chiều tà.

Thật may, đó là một quyết định sáng suốt làm sao!

(Còn tiếp)

>> Nam Trung bộ 2015, đuối nhưng vẫn đi! (17)