DU KÝ · Du Ký Việt Nam

Sa Pa có gì hay? Chơi gì ở Lào Cai?


Thị xã Sa Pa nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung có những địa danh tham quan du lịch vui chơi giải trí “check-in” hay ho và thú vị nào, những món ăn ngon, đặc sản gì, tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng Tây Bắc, Việt Nam, với trung tâm hành chính là thành phố Lào Cai, cách thủ đô Hà Nội khoảng 290 km.

Tên gọi Lào Cai hình thành từ cuối thế kỷ XIX khi người Pháp để ý đến Việt Nam và khám phá vùng núi Bắc Việt. Chuyện rằng tại vùng đất Lào Cai ở đầu cầu Cốc Lếu ngày nay, xưa kia có một khu chợ. Vùng biên giới trở nên nhộn nhịp khi vào những năm 70 của thế kỷ XIX, người Pháp bao gồm Jean Dupuis đến đây dựa vào người H’Mông để tránh mặt giới chức Việt địa phương, mở đường buôn bán vũ khí và mua khoáng sản với Vân Nam, Trung Quốc. Tuy nhiên chợ đã bị quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc chiếm giữ đóng đồn, nên người ta mở ra một ngôi chợ mới ở nơi ngày nay là Phố Mới.

Ngôi chợ cũ trong tiếng H’Mông có tên là “Lao Cai”, và Jean Dupuis đã ghi vào bản đồ Bắc Kỳ năm 1879 ở chỗ chợ này là “Lao-kai, residence du Chef des Pavillone noirs” (nghĩa là “Lao-kai, dinh thủ lĩnh quân Cờ Đen”). Sau này, người Pháp quen dùng nên “Lai-kai” trở thành tên của thủ phủ vùng. Giáo sư Đào Duy Anh do không để ý tiếng địa phương, nên nói khi làm bản đồ, người Pháp viết “Lão Nhai” là “Lao Cai” và sau thành “Lao Kay”. Tên “Lao Kay” đã được người Pháp sử dụng trong các văn bản và con dấu hành chính. Sau tháng 11 năm 1950 đã thống nhất gọi là Lào Cai cho đến ngày nay.

Lào Cai là một trong số ít tỉnh miền núi có mạng lưới giao thông vận tải đa dạng, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường sông, và trong tương lai là đường hàng không. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 1 thành phố: Lào Cai, 1 thị xã: Sa Pa (hay Sapa), và 7 huyện: huyện Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai, Văn Bàn. Biển số xe của tỉnh: 24.

Tại Lào Cai có tổng 25 nhóm dân tộc cùng chung sống hoà thuận, trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 64% dân số toàn tỉnh. Nhiều nhất là người Kinh (Việt), tiếp theo là người H’Mông, người Tày, Dao, Giáy, Nùng, Phù Lá, Sán Chay, Hà Nhì, La Chí,… Là tỉnh miền núi cao, đang phát triển nên Lào Cai còn giữ được cảnh quan môi trường đa dạng để phát triển du lịch với các địa danh nổi tiếng như: Sa Pa, dãy núi Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phan Xi Păng – nóc nhà của Việt Nam, cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Việt Nam) – Hà Khẩu (thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc),…

Trong ngành du lịch của tỉnh Lào Cai, địa danh Sa Pa là nổi danh nhất. Tên gọi của thị xã xuất phát từ tên thị trấn Sa Pa cũ – ra đời vào năm 1905, khi người Pháp phát hiện đây là địa điểm lý tưởng để xây dựng khu nghỉ mát và đã thực hiện. Khi ấy, người dân trong vùng gọi nơi đây là “Sa Pả” (xuất phát từ tiếng Quan Thoại, có nghĩa là “bãi cát”). Người Pháp đã viết tên khu vực này là “Chapa”, vì âm “S” phát âm cứng gần như “Ch” trong tiếng Pháp và “S” trong tiếng Việt chuẩn.

Thị xã Sa Pa có độ cao trung bình khoảng 1.500 m – 1.800 m so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai khoảng 33 km và cách thủ đô Hà Nội tầm 317 km. Từ Hà Nội, cách nhanh nhất để tiếp cận Sa Pa là bắt xe khách giường nằm mất khoảng 5 – 6 tiếng. Nếu thích chậm rãi, du khách có thể đi tàu hỏa đêm lên thành phố Lào Cai, từ đó đón xe buýt hoặc taxi lên Sa Pa.

Trong một năm, có nhiều thời điểm thích hợp để đi du lịch Sa Pa nói riêng và Lào Cai nói chung. Khoảng cuối tháng 1 cho đến tháng 3 là mùa xuân với trăm hoa đua sắc: mùa hoa mận, hoa mơ,… Tầm tháng 4, tháng 5 là mùa nước đổ – thời điểm đồng bào dân tộc thiểu số cấy lúa trên những thửa ruộng bậc thang. Đây cũng là lúc rừng hoa đỗ quyên nở kín khắp núi đồi. Vào tháng 9, tháng 10 là mùa lúa chín. Từ cuối tháng 10 đến tháng 11 là lúc hoa tam giác mạch vào mùa, cũng là mùa của hoa cải vàng rực. Đến khoảng cuối tháng 1 cho đến đầu tháng 2, nếu may mắn, du khách có lẽ sẽ được tận mắt nhìn thấy tuyết trắng của Việt Nam tại Sa Pa và một số địa danh trong tỉnh Lào Cai.

Nhà thờ đá Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Hồ Sa Pa êm đềm

Một góc khu du lịch núi Hàm Rồng, thị xã Sa Pa

Thị xã Sa Pa nhìn từ núi Hàm Rồng

Một ngôi chợ nhỏ ở trung tâm thị xã

Dưới đây là tổng hợp một số địa danh du lịch tham quan, các hoạt động vui chơi giải trí thư giãn “check-in” tại thị xã Sa Pa nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung:

  • Bảo tàng Sa Pa
  • Quảng trường Sa Pa
  • Nhà thờ đá Sa Pa
  • Hồ Sa Pa
  • Khu du lịch Núi Hàm Rồng
  • Thác Bạc
  • Thác Tình Yêu – Suối Vàng
  • Suối Mường Hoa
  • Thung lũng Mường Hoa – Bãi đá cổ Sa Pa
  • Thung lũng hoa hồng Sa Pa
  • Đèo Ô Quy Hồ (đèo Ô Quý Hồ) – Cổng trời Sa Pa
  • Đồi Bò Sa Pa (nơi ngắm cảnh, săn mây)
  • Đồi chè Ô Long – Rừng mai anh đào
  • Con đường tre đẹp nhất Sa Pa (trên đường từ Sa Pa đi Tả Van)
  • Bản Tả Van – Cầu Mây Tả Van – Giàng Tả Chải – Sử Pán
  • Bản Cát Cát – Thác Tiên Sa
  • Bản Ý Lình Hồ
  • Bản Tả Phìn: tu viện cổ Tả Phìn, rừng trúc Tả Phìn, vườn đá Tả Phìn,…
  • Bản Sín Chải
  • Bản Lao Chải
  • Bản Hồ
  • Thôn Séo Mý Tỷ: hồ Séo Mý Tỷ
  • Thôn Phìn Hồ Thầu (xã Y Tý, huyện Bát Xát)
  • Thôn Phìn Hồ (xã Tả Phời, TP. Lào Cai)
  • Kiến trúc khách sạn Hotel de la Coupole
  • Kiến trúc tòa nhà Sun Plaza Sapa
  • Khu du lịch Sunworld Fansipan Legend: tàu hỏa leo núi Mường Hoa, cáp treo Fansipan, chùa Trình (Bảo An Thiền Tự), Bích Vân Thiền Tự, Vọng Lĩnh Cao Đài – Đại Hồng Chung, Bảo Tháp, Đại Tượng Phật – Tượng Phật lớn nhất Việt Nam, cột cờ Tổ quốc, đỉnh Fansipan – Nóc nhà Đông Dương, cây đỗ quyên trăm tuổi,…
  • Một số homestay đẹp ở Sa Pa: Little View Homestay Sapa, Po Homestay, H’mong CatCat Homestay, Art House Homestay, homestay Utopia Eco Lodge, Chapi Homestay, Sali House,…
  • Một số quán cà phê đẹp ở Sa Pa: Haven Coffee-Sapa (The Haven SaPa Campsite), Fansipan Terrace Café & Homestay, Lá Đỏ Homestay and Cafe, Gem Valley Coffee and Homestay, Coóng Cafe and Homestay, Cat Cat Riverside, Viettrekking Coffee & Restaurant, Zmong Cafe, Phong Vân Homestay & Coffee, Sapa Sky View (tầng thượng khách sạn Châu Long), Bar and Cafe Absinthe (tầng 10 khách sạn Dela Couple),…
  • Leo núi – trekking Fansipan (dãy Hoàng Liên Sơn)
  • Leo núi – trekking núi Bạch Mộc Lương Tử (dãy Kỳ Quan San)
  • Leo núi – trekking núi Phu Gia Lan (dãy Hoàng Liên Sơn)
  • Leo núi – trekking núi Muối
  • Leo núi – trekking núi Lảo Thẩn
  • Leo núi – trekking núi Nhìu Cồ San (Nhìu Cô San)
  • Leo núi – trekking núi Ngũ Chỉ Sơn
  • Leo núi – trekking núi Pu Luông
  • Leo núi – trekking núi Cô Tiên
  • Leo núi – trekking núi Mẹ Con
  • Leo núi – trekking dãy núi Con Voi
  • Cột mốc 92 và các mốc dọc sông Hồng
  • Chợ tình Sa Pa
  • Vùng đất cổ Tả Giàng Phình
  • Dinh thự Hoàng A Tưởng (huyện Bắc Hà)
  • Xã Bản Phố (huyện Bắc Hà)
  • Chợ phiên Bắc Hà
  • Hang Tiên
  • Suối nước nóng Bản Mạc
  • Động Cốc San
  • Thác Bay Liêm Phú
  • Xã Thanh Kim
  • Xã Sâu Châu
  • Chợ Cốc Lếu
  • Chợ phiên Mường Hum
  • Các chợ phiên ở huyện Si Ma Cai: chợ Sín Chéng, chợ Cốc Cù, chợ Lù Dì Sán, chợ Cán Cấu, chợ trung tâm huyện Si Ma Cai
  • Chợ Mường Khương
  • Cửa khẩu Mường Khương
  • Cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Việt Nam) – Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc)
  • Chùa Tân Bảo
  • Đền Cấm Lào Cai
  • Đền Mẫu Lào Cai
  • Đền Mẫu Trịnh Tường
  • Đền Bảo Hà
  • Đền Thượng
  • Đền Đôi Cô – Chùa Cam Lộ
  • Xã A Mú Sung: ngã ba Lũng Pô (Lùng Po), cột cờ biên giới Lũng Pô – nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt, suối Lũng Pô,…
  • Xã Y Tý: biển mây Y Tý (khoảng tháng 9 đến tháng 4 năm sau), công viên Choản Thèn (công viên Y Tý), bản Choản Thèn,…
  • Xã A Lù: dốc A Lù, các ruộng bậc thang,…
  • Xã Cao Sơn – Chợ phiên Cao Sơn – Núi Cao Sơn
  • Thôn Phìn Hồ (xã Tả Phời, thành phố Lào Cai)
  • Thôn Phìn Hồ Thầu (xã Y Tý, huyện Bát Xát)
  • Mùa hoa mận, hoa mơ (khoảng cuối tháng 1 đến tháng 3)
  • Mùa nước đổ Lào Cai – thời điểm đồng bào dân tộc thiểu số cấy lúa trên những thửa ruộng bậc thang, cũng là mùa hoa đỗ quyên rừng (tầm tháng 4, tháng 5)
  • Mùa lúa chín (vào tháng 9, tháng 10)
  • Mùa hoa tam giác mạch, hoa cải vàng (từ cuối tháng 10 đến tháng 11)
  • Mùa tuyết trắng (hên xui, khoảng cuối tháng 1 cho đến đầu tháng 2)
  • Tắm lá thuốc Dao đỏ

Một số món ăn ngon, đặc sản đặc sắc mà du khách có thể thưởng thức và mua về làm quà khi đi du lịch Sa Pa – Lào Cai:

  • Thắng cố
  • Thịt trâu gác bếp
  • Thịt lợn cắp nách
  • Cá hồi vân
  • Cá suối nướng
  • Gà đen Sa Pa
  • Rau cải mèo
  • Trái su su – Đọt su su
  • Mầm đá (cải mầm đá)
  • Măng vầu
  • Nấm chân chim Bắc Hà
  • Nấm hương rừng
  • Rêu suối Tây Bắc
  • Cơm lam
  • Xôi bảy màu
  • Muối chẩm chéo
  • Tương ớt Mường Khương
  • Các loại gia vị của núi rừng Tây Bắc: hạt dổi, hạt mắc khén, lá mắc mật (móc mật, mác mật, hồng bì núi), thảo quả, hạt tiêu rừng,…
  • Trà sơn mật hồng sâm Sa Pa
  • Rượu táo mèo
  • Rượu ngô Bắc Hà
  • Rượu Shan Lùng
  • Ô mai trám Sa Pa
  • Mận đỏ
  • Mận hậu
  • Đào rọ
  • Quả mắc cọp
  • Hạt dẻ rừng
  • Hạt thông Sa Pa
  • Trứng gà nướng

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.

Advertisement
DU KÝ · Du Ký Việt Nam

Mai Châu có gì đẹp? Chơi gì ở Hòa Bình?


Huyện Mai Châu nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung có những địa danh tham quan du lịch vui chơi giải trí “check-in” đặc sắc nào, những món ăn ngon, đặc sản gì, tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, nằm giáp ranh giữa 3 khu vực: Tây Bắc bộ, Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ Việt Nam. Hòa Bình có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa đông phi nhiệt đới khô lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 23 °C.

Tỉnh Hòa Bình có 10 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 1 thành phố: Hòa Bình, và 9 huyện: huyện Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy.

Tỉnh Hòa Bình có nhiều dân tộc cùng sinh sống, đông nhất là người Mường chiếm trên 63%, tiếp đó là người Kinh (người Việt), người Thái, người Dao, người Tày, người Mông, người Hoa,… Trong đó, người Thái chủ yếu sống tập trung ở huyện Mai Châu. Tuy sống gần với người Mường lâu đời và đã bị ảnh hưởng nhiều về phong tục, lối sống (đặc biệt là trang phục), nhưng người Thái ở Mai Châu vẫn giữ được những nét văn hóa độc đáo.

Tỉnh Hòa Bình cách thủ đô Hà Nội chỉ khoảng 80 km. Từ Hà Nội, du khách có thể dễ dàng tiếp cận Hòa Bình bằng các phương tiện giao thông đường bộ. Nếu muốn đến huyện Mai Châu, du khách có thể đi xe khách từ Hà Nội với khoảng cách chừng 135 km là đến được thị trấn Mai Châu. Từ đó, du khách có thể thuê xe ôm hoặc xe điện, taxi để đi vào trong các bản làng lưu trú qua các dịch vụ homestay (cách trung tâm thị trấn chừng 6 – 12 km). Muốn tham quan lòng vòng các bản thì thuê xe đạp, còn đi xa hơn thì tìm thuê xe máy, rất tiện lợi.

Ruộng đồng trên thung lũng Mai Châu, tỉnh Hòa Bình

Mai Châu xanh mượt mà

Những ngôi nhà sàn của người Thái, người Mường

Các quầy bán đồ lưu niệm ở bản Lác, huyện Mai Châu

Một quầy cho du khách thuê quần áo dân tộc thiểu số

Dưới đây là tổng hợp một số địa danh du lịch tham quan vui chơi giải trí thư giãn “check-in” tại huyện Mai Châu nói riêng và tỉnh Hòa Bình nói chung:

1. Đèo Thung Khe (đèo Đá Trắng)
2. Thung lũng Ba Khan: những ngôi nhà Mường, ruộng hoa súng, bãi đá tai mèo,…
3. Cột cờ Mai Châu
4. Bản Lác
5. Bản Poom Coọng
6. Bản Văn
7. Bản Bước
8. Bản Nhót
9. Xã Chiềng Châu
10. Nhà trưng bày hiện vật cổ vật văn hóa Thái – Mai Châu
11. Hang Mỏ Luông
12. Hang Chiều
13. Làng bích họa Hải Sơn
14. Thác Gò Lào
15. Động Đá Bạc
16. Suối Ngọc Vua Bà
17. Khu du lịch Thác Thăng Thiên
18. Nhà máy Thủy điện Hòa Bình
19. Hồ thủy điện Hòa Bình
20. Bản Bích Trụ
21. Bảo tàng không gian văn hóa Mường
22. Động Tiên Phi
23. Động Thiên Long
24. Khu du lịch suối khoáng Kim Bôi
25. Khu du lịch Cửu Thác Tú Sơn
26. Mộ cổ Đống Thếch
27. Thung Nai: động Thác Bờ, đền Bà Chúa Thác Bờ, Suối Trạch, đi thuyền trong lòng hồ, cắm trại,…
28. Bản Mường Giang Mỗ
29. Chợ Bờ
30. Suối Trạch
31. Đền Thượng Bồng Lai
32. Bản Ngòi Hoa
33. Động Hoa Tiên
34. Lũng Vân – “thung lũng mây” xứ Mường
35. Thác Mu
36. Bản Đá Bia
37. Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh
38. Chùa Tiên
39. Chùa Phật Quang
40. Chùa Hang
41. Di tích lịch sử nhà máy In Tiền – Đồn điền Chi Nê (nhà máy in tiền đầu tiên của Việt Nam)

Một số món ăn ngon, đặc sản đặc sắc mà du khách có thể thưởng thức và mua về làm quà khi du lịch Hòa Bình:

1. Cơm lam
2. Lợn mán thui luộc
3. Măng chua nấu thịt gà
4. Gà chạy bộ Thung Nai
5. Lẩu ếch
6. Chả cuốn lá bưởi
7. Chả rau đáu
8. Cá nướng đồ
9. Xôi nếp nương Mai Châu
10. Rau rừng thập cẩm đồ
11. Măng chua nấu thịt gà
12. Canh loóng
13. Thịt trâu lá lồm
14. Thịt lợn muối chua
15. Bưởi đỏ Tân Lạc
16. Cam Cao Phong
17. Quất hồng bì Kỳ Sơn
18. Quả lặc lày
19. Mía tím
20. Tỏi tía
21. Măng đắng
22. Măng khô
23. Bánh uôi
24. Rượu cần
25. Mật ong Lạc Sơn
26. Chè Shan Tuyết Pà Cò

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.

DU KÝ · Du Ký Việt Nam

Tổng hợp những điểm tham quan du lịch “check-in” ở Hà Giang


Mời bạn cùng điểm qua những địa danh tham quan du lịch vui chơi giải trí “check-in”, các món ăn ngon, đặc sản hấp dẫn của tỉnh Hà Giang.

Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc bộ của Việt Nam, có trung tâm hành chính là thành phố Hà Giang, cách thủ đô Hà Nội khoảng 320 km. Địa hình của tỉnh Hà Giang khá phức tạp, có nhiều ngọn núi đá cao, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng, sông suối,… Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhưng do địa hình cao nên khí hậu Hà Giang mang nhiều sắc thái ôn đới.

Về tên gọi Hà Giang, theo cách giải thích về nghĩa chữ có nghĩa là con sông nhỏ chảy vào dòng sông lớn. Cụ thể ở đây là sông Miện (sông nhỏ) chảy vào sông Lô (sông lớn).

Hà Giang được du khách ưu ái gọi là “miền đá nở hoa”. Từ Hà Nội, du khách có thể tiếp cận Hà Giang bằng các phương tiện giao thông đường bộ. Thời gian lý tưởng nhất để du lịch Hà Giang là từ tháng 9 đến khoảng tháng 3 dương lịch năm sau vì lúc này là thời điểm của những mùa lúa chín, mùa hoa nở (hoa tam giác mạch, hoa cải, hoa đào rừng, hoa mận, hoa lê, hoa gạo, hoa cúc cam – cúc dại màu cam,…), các lễ hội mùa xuân của đồng bào dân tộc miền núi (lễ hội Gầu Tào của người H’Mông, lễ hội Lồng Tồng của người Tày, lễ hội Lập Tịnh chỉ dành cho nam giới của người Dao,…).

Tỉnh Hà Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố: Hà Giang, và 10 huyện: huyện Bắc Mê, Bắc Quang, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Quản Bạ, Quang Bình, Vị Xuyên, Xín Mần, Yên Minh. Biển số xe của tỉnh: 23.

Dinh thự họ Vương (dinh vua Mèo) ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

Một góc phố cổ Đồng Văn

Thắng dền – một đặc sản hấp dẫn của Hà Giang

Một ngôi làng lọt thỏm trong thung lũng

Một góc thị trấn Phố Bảng (hay Phó Bảng) thuộc huyện Đồng Văn

Đèo Mã Pì Lèng (hay Mã Pí Lèng, Mã Pỉ Lèng) nằm trên con đường Hạnh Phúc nối liền thị trấn Đồng Văn (huyện Đồng Văn) và thị trấn Mèo Vạc (huyện Mèo Vạc). Đèo được mệnh danh là một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam.

Dưới đây là tổng hợp một số địa danh du lịch tham quan vui chơi giải trí thư giãn “check-in” tại thành phố Hà Giang và các huyện trong tỉnh cho độc giả tham khảo:

  • Cột mốc số 0km Hà Giang
  • Quảng trường 26/3
  • Bản Noong – Hồ Noong
  • Bảo tàng tỉnh Hà Giang
  • Núi Cấm (Núi Cấm Sơn): suối Thanh Long, suối Tiên,…
  • Núi Mỏ Neo
  • Sông Lô
  • Đền Mẫu Hà Giang (Cấm Sơn Linh Từ)
  • Cao nguyên đá Đồng Văn (công viên đá Đồng Văn)
  • Phố cổ Đồng Văn
  • Chợ Đồng Văn – Chợ phiên trung tâm Đồng Văn
  • Dinh thự họ Vương (dinh vua Mèo)
  • Thung lũng Sủng Là – Làng văn hóa du lịch Lũng Cẩm (bối cảnh phim “Chuyện của Pao”)
  • Thị trấn Phố Bảng (thị trấn Phó Bảng)
  • Chợ phiên Phố Bảng (chợ phiên Phó Bảng)
  • Xã Phố Cáo
  • Chợ lùi Phố Cáo (chợ phiên Phố Cáo)
  • Xã Phố Là
  • Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông (thôn Pả Vi, huyện Mèo Vạc)
  • Nhà cổ thôn Ma Lé
  • Thôn Tha
  • Dốc Thẩm Mã
  • Dốc Chín Khoanh
  • Dốc Bắc Sum (đèo Bắc Sum)
  • Dốc Tà Làng
  • Cung đường chữ M (nằm trên đường từ Yên Minh tới Mèo Vạc)
  • Đèo Mã Pì Lèng (hay Mã Pí Lèng, Mã Pỉ Lèng): mỏm đá tử thần, mỏm đá rồng A Páo, đi thuyền trên sông Nho Quế – Hẻm vực Tu Sản
  • Hiking vách đá thần Hà Giang (vách đá trắng)
  • Đỉnh Chiêu Lầu Thi
  • Núi Đôi Quản Bạ (núi đôi Cô Tiên)
  • Cổng trời Quản Bạ
  • Cầu Cán Tỷ
  • Cây cô đơn trên QL4C, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ
  • Cột cờ Lũng Cú (nằm ở đỉnh Lũng Cú, còn gọi là đỉnh núi Rồng, hay Long Sơn) – điểm cực Bắc Việt Nam
  • Hang Lùng Khúy
  • Rừng thông Yên Minh – Cây thông cô đơn Hà Giang
  • Ruộng bậc thang Hoàng Su Phù mùa lúa chín (khoảng tháng 9, tháng 10 dương lịch), mùa nước đổ (cuối tháng 4 đến tháng 6)
  • Mùa hoa tam giác mạch, hoa cúc cam (chừng cuối tháng 10, đầu tháng 11)
  • Mùa hoa cải (khoảng tháng 11, tháng 12)
  • Mùa hoa mận (tầm tháng 2)
  • Mùa hoa đào rừng (tầm tháng 2 đến đầu tháng 3)
  • Mùa hoa lê, hoa ban, hoa gạo (khoảng tháng 3)
  • Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy (bên kia là cửa khẩu quốc tế Thiên Bảo – Trung Quốc)
  • Chợ trung tâm huyện Quản Bạ
  • Chợ tình Khau Vai
  • Chợ lùi Sà Phìn
  • Chợ lùi Lũng Phìn
  • Chợ phiên Mèo Vạc
  • Chợ phiên Cao Tả Tùng
  • Chợ phiên Tùng Vài
  • Chợ phiên Quyết Tiến
  • Chợ phiên Tráng Kìm
  • Chợ phiên cửa khẩu Bạch Đích
  • Chợ phiên Mốc 9
  • Chợ phiên Mốc 358
  • Chợ phiên Bản Muồng
  • Chợ phiên Tráng Lệ
  • Chợ phiên Đường Thượng
  • Chợ phiên Mậu Duệ
  • Chợ phiên Sủng Tráng
  • Chợ phiên Sủng Trái
  • Chợ phiên Niêm Sơn
  • Chợ phiên Sủng Trà
  • Chợ phiên Sơn Vĩ
  • Chợ phiên Cốc Pài (chợ Huyện)
  • Chợ phiên Pà Vầy Sủ
  • Chợ phiên Nàn Xỉn
  • Chợ phiên Chí Cà
  • Chợ phiên Thèn Phàng (chợ Km 26)
  • Chợ phiên Vinh Quang (chợ Hoàng Su Phì)
  • Chợ phiên Bản Luốc
  • Chợ phiên Bản Máy
  • Chợ phiên Bản Nhùng
  • Chợ phiên Bản Péo
  • Chợ phiên Bản Phùng
  • Chợ phiên Km 16
  • Chợ phiên Chiến Phố
  • Chợ phiên Nậm Dịch
  • Chợ phiên Nậm Khòa
  • Chợ phiên Nậm Ty
  • Chợ phiên Ngàm Đăng Vài
  • Chợ phiên Pờ Ly Ngài
  • Chợ phiên Sán Xả Hồ
  • Chợ phiên Tả Sử Choóng
  • Chợ phiên Tân Tiến
  • Chợ phiên Thàng Tín
  • Chợ phiên Mốc 227 Thàng Tín
  • Chợ phiên Ngã 3 Đồn biên phòng Thàng Tín
  • Chợ phiên Thông Nguyên
  • Chợ phiên Túng Sán
  • Chợ phiên Ngọc Minh
  • Chợ phiên Xín Chải
  • Chợ phiên Bạch Ngọc
  • Chợ phiên Linh Hồ
  • Chợ phiên Lao Chải
  • Chợ phiên Ngọc Linh
  • Chợ phiên Cao Bồ
  • Chợ phiên Kim Thạch
  • Chợ phiên Phong Quang
  • Chợ phiên Thượng Sơn
  • Chợ phiên Minh Tân
  • Chợ phiên Phương Tiến
  • Chợ phiên Đạo Đức
  • Chợ phiên Thuận Hòa
  • Chợ phiên Phú Linh
  • Chợ phiên Trung Thành
  • Chợ phiên Việt Lâm
  • Chợ phiên Kim Linh
  • Chợ phiên Tùng Bá
  • Chợ phiên thị trấn Nông Trường Việt Lâm
  • Chùa Quan Âm
  • Chùa Hộ Quốc
  • Chùa Sùng Khánh
  • Chùa Từ Ân
  • Chùa Bình Lâm
  • Chùa Nậm Dầu
  • Đền Thác Con (đền Chúa Thác, đền Thác Gia)
  • Đèo Gió
  • Khu du lịch sinh thái Thạch Lâm Viên
  • Hố sụt Hà Giang (hố sụt “tử thần” ở Giàng Chu Phìn)
  • Con đường thổ cẩm trong P’apiu resort
  • Làng cổ Thiên Hương
  • Xã Lô Lô Chải
  • Thôn Lao Xa
  • Thôn Nặm Đăm
  • Xã Du Già (huyện Yên Minh): chợ phiên Du Già,…
  • Huyện Xín Mần: thác Tiên, đèo Gió, chợ phiên Xín Mần,…

Một số món ăn ngon, đặc sản đặc sắc mà du khách có thể thưởng thức và mua về làm quà khi du lịch Hà Giang:

  • Cháo ấu tẩu
  • Phở chua Hà Giang
  • Rêu nướng
  • Canh cá nấu chua
  • Bánh cuốn trứng
  • Bánh cuốn lướt chan
  • Thịt lợn cắp nách
  • Thịt trâu gác bếp
  • Thịt chuột La Chí
  • Lợn mán nướng riềng
  • Gà hấp lá chanh
  • Lẩu gà đen
  • Lạp xưởng Hà Giang
  • Cơm lam Bắc Mê
  • Mèn mén (cơm ngô)
  • Rau chiên
  • Rượu ngô
  • Thắng cố
  • Thắng dền
  • Xôi ngũ sắc
  • Bánh tam giác mạch
  • Bánh hạt dền
  • Bánh chưng gù
  • Đậu xị (tương đậu xị Hà Giang)
  • Gạo Già Dui Xín Mần
  • Củ ba kích
  • Mật ong hoa bạc hà
  • Cam sành Bắc Quang
  • Táo mèo Hà Giang
  • Hồng không hạt Quản Bạ

“Xuân về trên bản Mông” (Sáng tác: Tiến Vượng)

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.

DU KÝ · Du Ký Việt Nam

Khi Hà Giang vào thu…


Hà Giang mùa thu! Xứ cao nguyên này có hàng trăm ngàn điều bình dị nhỏ nhoi, hoang sơ mà đẹp đến lạ lùng!

Những ngọn núi cao hùng vĩ tiếp nối nhau không thấy đường chân trời. Những khúc cua vòng vèo của cung đường đèo tưởng chừng như kéo dài vô tận… Những vườn hoa tam giác mạch đang hé nở đầu mùa. Những ngọn hoa lau phất phơ trong gió… Cả những người dân tộc thiểu số với gương mặt và nụ cười hiền lành…

Hà Giang mùa thu, đến một lần là nhớ mãi không thôi!