DU KÝ · Du Ký Việt Nam

Nhà thờ Cát Tân, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định


Nhà thờ Cát Tân thuộc địa phận xã Cát Tân, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Tùy theo mùa mà hình ảnh nhà thờ hiện lên mỗi vẻ đẹp khác nhau.

Nhà thờ Cát Tân là một nhà thờ nhỏ xinh nằm trên một con đường nhỏ lượn quanh những cánh đồng. Theo quốc lộ 1A, nếu đi từ thành phố Quy Nhơn trở ra Quảng Ngãi, bạn sẽ nhìn thấy nhà thờ nằm bên tay trái, giữa cánh đồng lúa rì rào cùng gió.

Ảnh cắt từ màn hình Google Maps

Nhà thờ Cát Tân giữa màn sương sớm

Nhà thờ Cát Tân trong mùa mưa

Con đường lắt léo dẫn vào nhà thờ

Cảnh quê yên bình

Cận cảnh nhà thờ Cát Tân, tiếc là cổng đóng then cài nên không vô bên trong chụp ảnh được.

Khung cảnh xung quanh nhà thờ Cát Tân

Một cây cầu xe lửa bắt qua sông.

Advertisement
DU KÝ · Du Ký Việt Nam

Cung đường ven biển Trung Lương, Phù Cát, Bình Định


Cung đường ven biển Trung Lương, thuộc địa phận xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định chỉ là một phần của cung đường ven biển từ Long Hải (Bà Rịa Vũng Tàu) ra đến Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế). Đi cung đường ven biển thì ngắm cảnh no nê, từ cảnh biển (tất nhiên) cho tới đồi núi, ruộng lúa, hoa màu, nhìn thấy cuộc sống vùng quê của người dân địa phương.

Hồi tháng 9/2015 mình đã được đi ngang đoạn đường ven biển Trung Lương một lần rồi, bạn có thể đọc lại loạt ký sự hành trình “Nam Trung bộ 2015, đuối nhưng vẫn đi!“.

Tháng 2/2016 vừa qua, mình có duyên đi lại cung đường này. Vì làm “ôm” ngồi sau nên mình có cơ hội chụp ảnh quang cảnh trên đường, ghi lại hầu chuyện bạn đọc.

Hướng dẫn đường đi, có hai cách từ thành phố Quy Nhơn:

– Cách thứ nhất, bạn đi theo quốc lộ 1A về hướng Bắc, đến thị trấn Gò Găng (huyện Phù Cát, cách Quy Nhơn 35 km), gặp ngã tư đèn giao thông thì bạn rẽ phải (rẽ trái sẽ là quốc lộ 19 đi sân bay Phù Cát và tỉnh Gia Lai). Cứ đi thẳng đến cuối đường thì rẽ phải vào tỉnh lộ 635, đi qua những cánh đồng, tới cuối đường bạn gặp một ngã ba thì rẽ trái vô tỉnh lộ 639 (ĐT 639/ TL 639, trước kia là TL 640, một số bản đồ offline cũng chỉ dẫn là 640), đi thẳng chính là cung đường ven biển.

– Cách thứ hai, gần hơn, cảnh đẹp hơn, là bạn đi qua cầu Thị Nại (cầu Nhơn Hội) sang bán đảo Phương Mai rồi rẽ trái chạy theo con đường dọc biển (tỉnh lộ 640 cũ). Tuy nhiên, đường lắt léo, không có bảng chỉ dẫn nên rất dễ bị lạc đường. Bạn cần có bản đồ hoặc thường xuyên tìm người địa phương để hỏi.

Những hình ảnh dưới đây là mình chụp dọc đường theo cách hướng dẫn đường đi thứ nhất.

Trước mắt là quần thể Núi Bà kì bí với sự tích về hòn Vọng Phu (có hai khối đá, một cao một thấp tựa hình người phụ nữ dắt con, đứng nhìn đăm đăm ra biển và ngóng đợi chồng), hòn Chuông (còn gọi là Chung sơn) với hình một quả chuông úp và ngôi chùa Linh Phong (chùa Ông Núi) nức tiếng gần xa.IMG_8400

Tượng đài chiến thắng – khu di tích cách mạng Núi Bà

Biển đang ở bên phải

Nắng trưa gay gắt, ảnh chụp khi xe đang chạy nên chỉ có thể “cứu chữa” được như vậy thôi. Chứ cảnh thật bên ngoài đẹp gấp chục lần.

Đoạn này bên tay phải là biển Trung Lương hoang sơ. Trong ảnh là các hàng quán bán đồ ăn thức uống và giữ xe cho khách tham quan (chủ yếu người địa phương).

Đi thẳng sẽ về huyện Phù Mỹ, Bình Định.