Ngôi chùa nhỏ nằm giữa cánh đồng thôn quê Long An bình yên, mang lại cảm giác thư thái và nhẹ nhõm cho những ai một lần ghé qua…
Chùa Long Thành – hệ phái Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng thuộc ấp Bình Tây, xã Bình Trinh Đông, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Ngôi chùa nhỏ nằm giữa cánh đồng thôn quê bình yên, mang lại cảm giác thư thái và nhẹ nhõm cho những ai một lần ghé qua.
Chùa Long Thành – hệ phái Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng theo Google Maps
Hệ phái Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng do Hòa thượng Thiện Phước Nhựt Ý sáng lập tại chùa Linh Sơn (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) vào năm 1957. Ngày nay, Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng đã phát triển thành một môn phái lớn thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có mặt trên khắp cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh ở miền Đông, miền Tây Nam bộ như Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, An Giang… Tôn chỉ và giáo lý của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng đều dựa trên kinh điển pháp tu Tịnh Độ, chủ trương niệm Phật nhằm mục đích giác ngộ, giải thoát. Song, Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng do chính người Việt khai sáng nên cũng mang bản sắc riêng.
Một vài Tổ đình tiêu biểu của hệ phái Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng như: Quan Âm tu viện (thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), Tổ đình Linh Sơn trên núi Dinh (xã Tân Thành, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), Tổ đình Long Sơn (xã Thái Hòa, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương),…
Đường vào chùa Long Thành – Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng
Ngôi chùa nhỏ được xây mới không lâu nằm an yên giữa cánh đồng
Chánh điện
Một tháp mộ
Tượng Đức Phật dưới gốc bồ đề
Tượng Quan Âm và lư hương hoàn toàn bằng đá
Chú đại bi
Ngồi dưới tượng Phật, dưới bóng cây, xung quanh gió từ cánh đồng thổi vào mát rười rượi…
Ảnh: Nguyễn Thị Cẩm Vân
Hoa sa la thơm ngát
Cau bẹ trắng
Tượng thần hộ pháp ông Ác
Tượng thần hộ pháp ông Thiện
Bên trong chánh điện
Chuông chùa
Tủ sách kinh Phật
Tượng Đạt Ma sư tổ (Bồ đề Đạt Ma) và các vị La Hán
Đạt Ma sư tổ (470-543) được coi là người đã truyền bá và sáng lập ra Thiền học và võ thuật tới Trung Quốc. Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông đã truyền thụ phương pháp rèn luyện thân thể cho các nhà sư Thiếu Lâm, dẫn đến việc hình thành môn võ Thiếu Lâm. Ông cũng là cha đẻ của Thiền Phật giáo tại Trung Quốc.
Tượng Địa Tạng (Địa Tạng vương, hay Địa Tạng vương Bồ-tát)
Địa Tạng là vị Bồ-tát được tôn thờ trong Phật giáo Đông Á, thường được mô tả như một tỉ-khâu phương Đông. Địa Tạng được biết đến bởi lời nguyện cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi vào thời kỳ sau khi Phật Thích-ca Mâu-ni nhập Niết-bàn cho đến khi Bồ-tát Di Lặc hạ sanh, và nguyện không chứng Phật quả nếu địa ngục chưa trống rỗng. Do đó, Địa Tạng thường được xem như là vị Bồ-tát của chúng sanh dưới địa ngục hay là giáo chủ của cõi U Minh.
Trong văn hóa Nhật Bản, Địa Tạng là Bồ-tát hộ mệnh cho trẻ em, cũng như bảo vệ các vong linh của trẻ em hoặc bào thai chết yểu. Địa Tạng thường được mô tả là một tỉ-khâu trọc đầu với vầng hào quang, một tay cầm tích trượng để mở cửa địa ngục, tay kia cầm ngọc Như Ý tượng trưng cho ánh sáng xua tan bóng đêm. Một số tranh tượng ở Trung Quốc và Việt Nam cũng khắc họa Địa Tạng đội mũ thất phật và mặc cà sa đỏ – hình ảnh tu sĩ Phật giáo Bắc truyền. Hình tượng nhân vật Đường Tăng trong tiểu thuyết Tây Du Ký rất giống hình tượng của Địa Tạng Bồ-tát.
Hành lang bên hông chánh điện.
*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.