Thành Hoàng Đế (còn gọi là thành Đồ Bàn, hay thành Vijaya) thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Đây là kinh đô cuối cùng của vương quốc Chăm Pa, tồn tại từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV. Những gì còn sót lại trong thành là các phế tích cặp voi đá, tường thành, cổng, cột cờ, hồ bán nguyệt… được hình thành trong nhiều giai đoạn lịch sử chồng lên nhau: giai đoạn vương triều Chăm Pa, triều Nguyễn nhà Tây Sơn, và quốc gia Việt Nam.
Nơi tinh tươm nhất trong thành Hoàng Đế hiện nay chính là lăng mộ Võ Tánh, một tướng quân bại trận đã tự thiêu với mong ước được bảo toàn lực lượng của đội quân mình, và yêu cầu đó đã được Trần Quang Diệu, tướng quân Tây Sơn chấp thuận. Đội quân của ông tan rã, lớp gia nhập quân thắng trận, lớp ở lại để dựng xây cuộc sống mới.
Nghĩa khí của Võ Tánh động lòng người, được nhân dân trong vùng xây mộ và thờ phụng. Lễ cúng ông được diễn ra vào ngày 26/5 âm lịch hàng năm. Tương truyền, vào ngày này, trong mâm cơm cúng sẽ không có món thịt nướng, vì tưởng nhớ tới cái chết do tự thiêu của ông.
Người dân Bình Định cũng đã lưu truyền câu hát về cái chết anh dũng của ông như sau:
“Ngó lên ngọn tháp Cánh Tiên
Cảm thương quan Hậu thủ thiềng (thành) ba năm”
Nếu là người yêu lịch sử, bạn có thể tham khảo thêm những chi tiết lý thú về thành Hoàng Đế, về Võ Tánh, về trận chiến giữa quân Nguyễn Ánh và nhà Tây Sơn trong thành Hoàng Đế xưa… trên trang Vietnamtourism.
Thành Hoàng Đế cách tháp Cánh Tiên chỉ vài trăm mét. Bạn vui lòng tham khảo hướng dẫn đường đi ở bài “Phong cách Bình Định của tháp Cánh Tiên“. Nếu không tìm được đường đến đây, bạn nhớ hỏi người dân địa phương là đường đến lăng mộ Võ Tánh, hay chỗ hai voi đá, hoặc tháp Cánh Tiên, chứ mà hỏi thành Hoàng Đế hay thành Đồ Bàn thì hiếm người biết lắm.
Tấm bia giới thiệu di tích thành Hoàng Đế
Tượng voi đá còn sót lại từ vương triều Chăm Pa
Một tượng khác ở kề bên, hai tượng này thành hai linh vật bảo vệ cho thành
Từ tượng voi đá dẫn vào cổng thành cũng khá xa
Các tường thành đã được khôi phục lại
Cổng thành
Khi mình vào đây có gặp chú bảo vệ làm việc ở di tích, chú nói hiện tại nơi này mở cửa miễn phí
Cột cờ
Lăng mộ và lầu Bát Giác thờ tướng bại trận Võ Tánh và Ngô Tùng Châu
Mộ Võ Tánh
Lầu Bát Giác
Hai bên lầu Bát Giác là hai hồ bán nguyệt, một hồ đang được che chắn để khai quật
Cây trong sân khu di tích.