DU KÝ · Du Ký Việt Nam

Ngắm nhà thờ giáo xứ Cái Mơn – nhà thờ cổ nhất xứ Nam kỳ


Nhà thờ Cái Mơn tại Bến Tre, thuộc giáo phận Vĩnh Long được xem là nhà thờ cổ nhất xứ Nam kỳ. Ngoài kiến trúc độc đáo và đặc biệt, nhà thờ Cái Mơn còn là nơi ghi nhận lịch sử về ông Trương Vĩnh Ký (1837-1898), một nhà chính trị, học giả, nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục học và khảo cứu văn hóa của Việt Nam.

Nhà thờ giáo xứ Cái Mơn, hay nhà thờ Cái Mơn, nằm trên quốc lộ 57, thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Theo bia đá còn lưu lại, nhà thờ Cái Mơn tiên khởi vào năm 1702, được xem là nhà thờ cổ nhất xứ Nam kỳ.

Về cái tên Cái Mơn, có một truyền thuyết gọi đây là “Kà-meung” (Kha Mân), có nghĩa là “tổ ong”, vì đây là nơi được thiên nhiên ưu đãi, hoa trái sum suê bốn mùa, thu hút ong bướm tụ về. Từ Kha Mân đọc lâu thành Cái Mơn. Cũng có cách lý giải khác cho rằng xưa kia đây là vùng rạch Cả Mân, lâu dần đọc trại ra Cái Mơn.

Nhưng theo tư liệu cũ đáng tin hơn cả thì Cái Mơn do tiếng Pháp “Caïman” đọc trại mà ra, có nghĩa là cá sấu mõm dài. Điều này có lý vì xưa kia nơi này có rất nhiều cá, nhất là cá sấu. Ngày nay vẫn còn cây cầu Giàn Sấy, nơi xưa kia người Miên (Khmer) phơi sấy cá.

Sử sách ghi lại, từ năm 1700, Cái Mơn là trung tâm truyền giáo của các cha dòng Phanxicô. Cũng vào thời gian này, chúa Nguyễn cấm đạo gắt gao nên giáo dân từ Phú Yên tìm đường vào Nam để lánh nạn. Những gia đình giáo dân từ miền Trung đầu tiên đã tìm đến Cái Mơn lập nghiệp từ năm 1702, lập nên các họ đạo.

Cái Mơn thời đó được chú ý vì cha xứ Cái Mơn là người Pháp, lại thêm Cái Mơn là nơi sinh của ông Trương Vĩnh Ký, một nhà chính trị, học giả, nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục học và khảo cứu văn hóa của Việt Nam trong thế kỷ XIX, người đã có công truyền bá chữ Quốc ngữ, nên đa số các thừa sai trẻ người Pháp sang Việt Nam giảng đạo đều đến Cái Mơn để học tiếng Việt.

Trương Vĩnh Ký (1837-1898) sinh ra tại ấp Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, tổng Minh Lệ, huyện Tân Minh, phủ Hoàng An, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre). Ông là người am tường và có cống hiến lớn trên nhiều lĩnh vực văn hóa cổ kim Đông Tây, nên được kết nạp làm thành viên thứ 18 của hội “Savants du Monde”, một hội gồm nhiều nhà khoa học, văn học Pháp (một số nguồn tin ở Việt Nam đã hiểu nhầm, cho rằng ông “đứng thứ 18 trong các đại văn hào thế giới”, nhưng thực ra “Savants du Monde” chỉ là tên gọi khoa trương, về bản chất đây là một hội tự lập mang tính giao lưu cá nhân và thành viên chỉ toàn người Pháp mà thôi). Ông đã để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật,… Riêng đối với báo chí viết chữ Quốc ngữ tại Việt Nam, ông được coi là người tiên phong vì đã sáng lập, là tổng biên tập tờ báo viết chữ quốc ngữ đầu tiên mang tên là Gia Định Báo.

Năm 1803, một nhà thờ nhỏ thô sơ được dựng lên nhưng địa điểm chính xác thì đến giờ không ai còn biết rõ, đây chính là nhà thờ Cái Mơn đầu tiên. Năm 1854 nhà thờ Cái Mơn thứ hai được xây dựng.

Nhà thờ Cái Mơn nhìn từ cầu Cái Mơn Lớn

Một cổng (có lẽ là cổng phụ) của nhà thờ Cái Mơn

Khuôn viên nhà thờ được trồng nhiều cây hoa sứ đẹp mắt và thanh tĩnh.

Khu vực chính của nhà thờ Cái Mơn

Các công trình khác của nhà thờ

Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn bên cạnh nhà thờ Cái Mơn

Tường thành nhà thờ

This image has an empty alt attribute; its file name is AM-JKLUHzk8YU-qqRzIQPucEBBmHHMvhzk385vudovjVhOHSIzNGWtKTeTibDFIjHt7aellyAEDV4VnE8Xot4WElaftNlQwXevdp-HKmQduDOhw5XXbolP0pM0CJUWLUeG4Woucwigu2dl9sR2OCd-b8M6E1=w933-h622-no

Nhà thờ Cái Mơn mang nét cổ kính và trầm mặc.

Kiến trúc tháp chuông độc đáo và đặc biệt của nhà thờ Cái Mơn

Tượng Thánh Phan Văn Minh (1815 – 1858), người con của đất Cái Mơn – thụ phong linh mục 1846.

Tượng Đức Mẹ

Một cổng (có lẽ là cổng chính) của nhà thờ Cái Mơn

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, chỉ mang tính chất tham khảo.

Advertisement
DU KÝ · Du Ký Việt Nam

Du lịch tâm linh Bến Tre: nét đẹp truyền thống của chùa Bửu Minh, huyện Chợ Lách


Với dáng vẻ thâm trầm, cổ kính, chùa Bửu Minh mang những nét kiến trúc truyền thống Á Đông, là một ngôi chùa đẹp cho du khách dừng chân tham quan khi đến với xứ dừa Bến Tre.

Chùa Bửu Minh theo Phật giáo Bắc tông nằm ở ấp Lân Tây, thuộc xã Phú Sơn, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Ngôi chùa nằm trên một con đường quê yên ả, giữa làng hoa kiểng Cái Mơn thanh bình.

Vị trí yên tĩnh, kiến trúc mang đậm nét truyền thống Á Đông với cổng tam quan màu đen sậm tịch mịch, mái chánh điện vút cong, điện Quan Âm, mộ tháp cổ kính,…, chùa Bửu Minh là một điểm du lịch tâm linh đáng để du khách dừng chân tham quan khi ghé qua vùng Chợ Lách của xứ dừa Bến Tre.

DU KÝ · Du Ký Việt Nam

Nhà thờ đẹp ở Bến Tre: nhà thờ giáo xứ Cái Nhum (trung tâm hành hương họ đạo Cái Nhum)


Nhà thờ giáo xứ Cái Nhum mang vẻ đẹp hoài cổ và lịch lãm của kiến trúc Roman, là một nhà thờ đẹp không nên bỏ qua khi đến với vùng Chợ Lách, Bến Tre.

Nhà thờ giáo xứ Cái Nhum, hay nhà thờ Cái Nhum, trung tâm hành hương họ đạo Cái Nhum, thuộc giáo phận Vĩnh Long, nằm ở ấp Long Huê, xã Long Thới, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.

Vào năm 1731, Cha Giuse Garcia người Tây Ban Nha dòng Phanxicô – người đầu tiên phụ trách mở đạo địa phận Đàng trong đã thành lập họ đạo Cái Nhum, với trụ sở đặt tại Cái Nhum. Đây là một trong những họ đạo lâu đời của miền Nam Việt Nam. Nhà thờ Cái Nhum lúc bấy giờ được gọi là nhà thờ Chánh Tòa. Sở dĩ có tên Cái Nhum là vì trụ sở họ đạo đặt ở gần con rạch có nhiều cây nhum, nên gọi là họ đạo Cái Nhum.

Sau nhiều sự kiện thăng trầm của lịch sử, ngôi nhà thờ Cái Nhum hiện nay là nhà thờ thứ 5 được tái thiết vào năm 1951 theo mẫu cũ đã xây dựng năm 1886, theo kiểu kiến trúc Roman khá đẹp mắt trên một diện tích rộng hơn 8.000 m2. Các công trình khác bên trong khuôn viên nhà thờ được xây dựng vào những giai đoạn thời gian khác nhau, như: nhà xứ làm văn phòng xứ đạo và làm nhà ở cho các chức sắc trong đạo được xây vào năm 1919, hai khu nhà đa dụng làm nhà khách và phòng dạy giáo lý (năm 1994), nhà tiền chế làm nơi vui chơi cho thiếu nhi (năm 2002), nhà dưỡng lão (năm 2003),…

Hiện tại, nhà thờ vẫn còn đang xây dựng thêm các hạng mục khác. Về đường đi thì nhà thờ Cái Nhum có nhiều cổng vào (gồm cổng chính và phụ), bạn cứ theo sự chỉ dẫn của Google Maps là được. Vì là nơi tâm linh nên nhớ chú ý đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên, cư xử lịch thiệp và giữ nguyên tắc 5K khi dịch COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt nha!

Cổng chào cũ kỹ của họ đạo Cái Nhum

Con đường xanh mát dẫn lối vào nhà thờ

Khu vực tượng Đức Mẹ trên đường vào

Cổng chính nhà thờ Cái Nhum

Đối diện cổng chính là chợ Long Thới (xã Long Thới, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre)

Khu vực chính của nhà thờ Cái Mơn với thiết kế Roman lịch lãm và hoài cổ

Một công trình đang xây dựng bên trong khuôn viên nhà thờ

Các công trình khác

Khung cảnh bên hông và phía sau nhà thờ

Khu vực nghĩa trang cũng nằm bên trong khuôn viên nhà thờ

Một cổng phụ nhìn từ bên trong ra

Cổng phụ nhìn từ ngoài vào

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.

DU KÝ · Du Ký Việt Nam

Chơi gì ở Bến Tre? Bến Tre có gì vui?


Cùng An điểm qua những điểm tham quan vui chơi “check-in”, các món ngon và đặc sản của xứ dừa Bến Tre…

Bến Tre là một trong 13 tỉnh thành thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long (miền Tây Nam bộ) của Việt Nam. Bến Tre nằm trên ba cù lao là cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh, và do phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long (sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, và sông Cổ Chiên) bồi tụ nên. Tỉnh Bến Tre hiện có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố (Bến Tre) và 8 huyện: Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm, Bình Đại, Ba Tri, Thạch Phú. Biển số xe của tỉnh: 71.

Về tên gọi Bến Tre, trong Nam kỳ lục tỉnh địa dư chí (1872) của Duy Minh Thị lý giải rằng: “Chính vì Sóc Tre có nhiều tre nên thuyền ghe xa gần ghé bến này chở tre mà thành ra danh từ Bến Tre”. Một cách lý giải khác về cái tên Bến Tre được tin tưởng hơn cả là giải thích của ông Vương Hồng Sển: “Bến Tre là sự gán ghép giữa tiếng Khmer và tiếng Việt. Xưa kia người Khmer gọi nơi đó là Srok Treay – Srok là xứ, Treay là cá. Sau người Việt đến khai phá sinh sống, biến chữ Srok thành Bến nhưng chữ Treay không dịch là cá mà phát âm theo tiếng Khmer thành Tre. Quả tình nơi đó không có tre mà thật nhiều tôm cá”. Nhưng dù là nơi từng có nhiều tre hay cá, thì Bến Tre là tên gọi đã hình thành từ xa xưa, không hề liên quan đến việc trồng dừa hay trồng tre như mọi người thường thắc mắc.

Bến Tre là quê hương của đạo Dừa (Hòa đồng Tôn giáo, một tôn giáo do ông Nguyễn Thành Nam sáng lập). Tỉnh cũng có biệt danh là “xứ dừa”. Trong chiến tranh, Bến Tre được coi là “quê hương của phong trào Đồng Khởi”, mở đầu cho cao trào đấu tranh vũ trang của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam chống chính quyền Ngô Đình Diệm.

Xanh xanh sông nước Bến Tre

Rừng dừa nước trong các kênh rạch

Biểu diễn đờn ca tài tử

Hàng lưu niệm trang trí được làm từ trái dừa khô ở Bến Tre

Dưới đây là tổng hợp một số điểm tham quan du lịch vui chơi giải trí “check-in” tại Bến Tre cho các bạn tham khảo:

  • Cầu Rạch Miễu
  • Cầu Hàm Luông
  • Cầu Cổ Chiên
  • Cầu Bến Tre (ngày và đêm đều đẹp)
  • Hồ Trúc Giang – Công viên Trần Văn Ơn
  • Bờ kè sông Bến Tre – Công viên Hoàng Lam
  • Công viên Đồng Khởi – Tượng đài Đồng Khởi
  • Công viên Bến Tre
  • Công viên Cái Cối
  • Công viên Mỹ Hóa
  • Chợ Bến Tre (với 4 cửa Đông – Tây – Nam – Bắc) – Chợ đêm Bến Tre
  • Bảo tàng Bến Tre (bảo tàng Tỉnh Bến Tre)
  • Khu đô thị Hưng Phú
  • Bến Thạnh Phong – Di tích đầu cầu tiếp nhận vũ khí Bắc Nam – Tượng đài “Tàu Không Số”
  • Cồn Quy
  • Cồn Phụng: khu di tích Đạo Dừa, bảo tàng dừa; cùng một số hoạt động mà du khách có thể trải nghiệm ở các cồn nói chung như: đi xe ngựa hoặc chạy xe đạp quanh các con đường làng, đi xuồng ba lá qua các kênh rạch xanh bóng dừa nước, thăm xưởng sản xuất kẹo dừa Bến Tre truyền thống, xưởng làm xà bông dừa, cơ sở nuôi ong, tham quan vườn trái cây, nghe đờn ca tài tử, chơi trò chơi dân gian miệt vườn,…
  • Cù lao Minh: đình Rắn, nhà cổ của cụ Hương Liêm,…
  • Cù lao Bảo
  • Cù lao An Hóa
  • Cồn Tiên
  • Cồn Ốc
  • Cồn Phú Đa
  • Cồn Hố
  • Cồn Chày Mười (cồn Ốc Viết) – con đường ốc viết dài nhất Việt Nam
  • KDL Tắm Biển Cồn Nhàn – Bãi Nghêu (bãi Ngao) Ba Tri
  • Homestay Cồn Bà Tư
  • Biển Thừa Đức – Đập Thừa Đức
  • Biển Thạnh Hải
  • Biển Cồn Bửng (biển Thạnh Phú)
  • Lăng Ông Nam Hải
  • Lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu
  • Mộ Lãnh Binh Thăng – Đền thờ Lãnh Binh Thăng (đền thờ Lãnh Binh Nguyễn Ngọc Thăng)
  • Đền thờ Phan Thanh Giản
  • Di tích Ngôi nhà ông Nguyễn Văn Trác
  • Di tích Làng Du Kích Đồng Khởi
  • Di tích Trường Trung học Tư thục Bình Hòa
  • Di tích cuộc thảm sát 286 người của quân Pháp ở ấp cầu Hòa
  • Chùa Vạn Phước
  • Chùa Tuyên Linh
  • Chùa Linh Phước
  • Chùa Vĩnh Thành
  • Chùa Bạch Vân
  • Chùa Viên Giác
  • Chùa Viên Minh
  • Chùa Phật Quang
  • Chùa Phật Minh
  • Chùa Hội Tôn
  • Chùa Kim Long
  • Chùa Phước Long (Phước Long Cổ Tự)
  • Chùa Pháp Thanh (“chùa Một Cột” của Bến Tre)
  • Chùa Phước Lâm
  • Chùa Huệ Quang
  • Đình Phú Tự (đình cổ trên trăm năm tuổi) – Cây bạch mai di sản (“Mai Khê Thần Mộc”, “Danh Mộc Bạch Mai”)
  • Đình Phú Nhuận (đình cổ trên trăm năm tuổi)
  • Đình An Hội (đình cổ trên trăm năm tuổi)
  • Đình Bình Hòa (đình thần Bình Hòa)
  • Đình Phong Nẫm
  • Đình Phú Lễ
  • Đình Tiên Thủy
  • Đình Mỹ Nhơn
  • Đình Long Thạnh
  • Đình Mỹ Chánh (đình màu hồng)
  • Đền Đức Mẹ La Mã Bến Tre (nhà thờ La Mã)
  • Nhà thờ Mỹ Hóa
  • Nhà thờ Giồng Ổi
  • Nhà thờ Cái Tắc
  • Nhà thờ giáo xứ Cái Nhum
  • Nhà thờ Cái Mơn (nhà thờ giáo xứ Cái Mơn) – Nhà bia kỷ niệm nơi sinh nhà bác học Trương Vĩnh Ký
  • Nhà thờ Giồng Keo
  • Nhà thờ Bến Tre (giáo xứ Bến Tre)
  • Tòa Thánh Bến Tre
  • Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên
  • Công viên Cái Cối
  • Vườn trái cây Cái Mơn
  • Làng hoa Cái Mơn – Lò gạch cũ Phú Sơn (lò gạch K26, lò gạch Chí Phèo; nên đi vào dịp cận tết)
  • Cầu Sắt Chợ Lách
  • Nhà cổ Huỳnh Phủ
  • Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định
  • Đê bao Hàm Luông
  • Căn nhà nhỏ với giàn hoa giấy mộng mơ ở dốc cầu Kinh Chẹt Sậy (ranh giới thành phố Bến Tre – huyện Giồng Trôm)
  • Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng
  • Làng nghề bánh phồng Sơn Đốc. Nghề làm bánh phồng Sơn Đốc đã được xếp hạng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2018
  • Làng nghề bó chổi Mỹ An
  • Làng nghề tiểu thủ công nghệ Phước Long
  • Làng nghề đan giỏ cọng dừa Hưng Phong
  • Làng nghề chỉ xơ dừa An Thạnh và Khánh Thạnh Tân
  • Làng nghề dệt chiếu (xã Nhơn Thạnh – An Hiệp – Thành Thới B)
  • Làng nghề đúc lu Hòa Lợi – Thạnh Phú
  • Điện gió Ba Tri
  • Cây còng cô đơn ở Ba Tri
  • Hồ Kênh Lấp (hồ chứa nước ngọt Kênh Lấp)
  • Ruộng muối Bình Đại (cánh đồng muối Bình Đại)
  • Con đường cây si rô và kim quất địa phận xã Tam Phước, huyện Châu Thành
  • Vườn nho Bảy Thiết
  • Sân chim Vàm Hồ
  • Khu du lịch Hàm Luông
  • Khu du lịch Lan Vương
  • Khu du lịch Làng Bè
  • Khu du lịch Mango
  • Khu du lịch Phú An Khang
  • Du lịch sinh thái Người Giữ Rừng
  • Khu du lịch sinh thái Hạ Thảo
  • Khu du lịch sinh thái vườn Ba Ngói
  • Khu du lịch vườn chôm chôm Huệ
  • Khu du lịch sinh thái vườn trái cây Bảo Thạch
  • Khu nghỉ dưỡng Mỹ An
  • Làng ẩm thực sinh thái Quê Dừa
  • Một số khu homestay xinh xinh: Maison du Pays de Bến Tre, Về Nhà Homestay, Trốn Homestay Bến Tre, Nguyệt Quế Homestay, Mekong Home,…

Một số món ngon, đặc sản, và quà lưu niệm tại Bến Tre:

  • Dừa tươi
  • Cơm dừa (cơm trái dừa)
  • Chuột dừa
  • Cá bống kho nước dừa
  • Bánh xèo ốc gạo
  • Bún thịt xào
  • Hủ tiếu pate
  • Bì bún
  • Bánh canh vịt bột xắt
  • Bánh tráng Mỹ Lồng
  • Bánh phồng Sơn Đốc – Bánh phồng chuối (bánh phồng mì dán chuối)
  • Chuối đập ở hồ Trúc Giang (TP. Bến Tre)
  • Chè bưởi Thầy Tôn (đường Nguyễn Huệ, TP. Bến Tre, bán từ chiều đến tối)
  • Rượu Phú Lễ
  • Rượu dừa
  • Nước màu dừa
  • Kẹo dừa
  • Mứt dừa – Mứt dừa sấy khô
  • Các sản phẩm từ dừa nói chung: dầu dừa, xà bông dừa, mặt nạ dừa, đồ thủ công mỹ nghệ,… (nên mua ở những cơ sở sản xuất lớn, uy tín như: Thanh Long, Tiến Phát,…)

“Phải lòng con gái Bến Tre” (nhạc sĩ Phan Ni Tấn, phổ thơ Luân Hoán, Phi Nhung trình bày)

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.

DU KÝ · Du Ký Việt Nam

Du lịch tâm linh Bến Tre: về đây chùa Vĩnh Thành


Nếu có dịp đi ngang qua xã Tam Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, mời bạn ghé thăm chùa Vĩnh Thành – ngôi già lam thoáng rộng và xanh mát.

Chùa Vĩnh Thành có khuôn viên rất rộng, là tổng thể hài hòa của kiến trúc chùa với chánh điện, tháp Quan Âm, các tượng Phật giáo, cùng tiểu cảnh, cây ăn trái, hoa kiểng xinh xắn và an yên. Đi theo lối mòn sân sau chùa, qua hàng tượng Phật Quan Âm lộ thiên để ra tượng Quan Âm Nam Hải, du khách sẽ đụng nhánh sông nhuốm màu phù sa của xứ miền Tây Nam bộ.

Đây quả là một không gian Phật giáo thanh tĩnh, vắng lặng và bình yên của xứ dừa Bến Tre…

Chùa Vĩnh Thành ở xã Tam Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre

Các tượng Phật trong khuôn viên rộng rãi và xanh mát của chùa

Dòng kênh và cây cối trong sân chùa

Hoa chuối như búp sen, nhưng mình chụp bị mờ nét rồi!

Hàng tượng Quan Âm lộ thiên trên con đường nhỏ dẫn ra phía sau

Tượng Phật Thích Ca nhập cõi niết bàn

Tượng Phật Quan Âm Nam Hải

Nhánh sông đằng sau chùa Vĩnh Thành

DU KÝ · Du Ký Việt Nam

Con đường cây si rô và kim quất ở Bến Tre


Con đường cây si rô và kim quất đang ra trái chín thuộc địa phận xã Tam Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre…

>> Vương vấn miền Tây…
>> Có một nơi gọi là Người Giữ Rừng – Bến Tre…

Gọi là con đường nhưng thực tế đây chỉ là một đoạn đường quê ngắn và nhỏ, nhưng được nhà dân hai bên trồng một vài cây si rô và kim quất. Mùa này, hai loại cây thi nhau trổ những trái chín đỏ, trái ngược với những chiếc lá xanh um lúp xúp xung quanh. Đi giữa trời nắng, nhìn hàng cây khiến người lữ khách thiệt đã mắt.

Nếu có dịp đi ngang xã Tam Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, mời bạn ghé tham quan và chụp ảnh nghen. Về đường đi thì bạn tra trên Google Maps từ cầu Rạch Miễu về chùa Vĩnh Thành, đoạn đường cây si rô và kim quất sẽ nằm gần ngã ba đầu tiên ở quốc lộ 60 và con đường nhỏ rẽ vào chùa.

Con đường cây si rô và kim quất

Trái si rô chín đỏ hồng

Khi nấu nước đường làm nước si rô thì người ta sẽ lựa những trái chín đỏ, đổi sang màu bầm.

Bông si rô

Trái kim quất chín

Có cây nhãn lồng (lạc tiên) đi lạc vào trong đám si rô và kim quất

Trái nhãn lồng chín, loại trái dại này ăn vô cũng có vị thú vị lắm!

Si rô là một loài cây rừng đã được mang về trồng làm cây kiểng và hái trái, có tên khoa học là Carissa carandas, nguồn gốc ở Ấn Độ, Indonesia. Có lẽ từ cách người dân thường dùng trái chín nấu với nước đường để làm nước si rô trái cây, nên cây có tên là si rô. Trong phong thủy, cây si rô với những chùm quả mọng đỏ giúp xua đi những điều xui xẻo, mang đến may mắn và sức khỏe cho gia đình.

Cây kim quất, hay còn có tên gọi khác là kim quýt, thuộc họ Cam, có tên khoa học là Triphasia trifolia (Burm. f.) p. Wils, là một trong những loại thuốc hay được sử dụng trong Đông y với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, như: lá cây kim quất có thể dùng trị bệnh đường hô hấp, quả kim quất dùng làm mứt, nấu si rô hay ngâm rượu có tác dụng bổ phế, trừ ho, thậm chí tốt cho cả vấn đề tình dục.

(Tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet)