Theo đường cũ về lại trung tâm thành phố Bảo Lộc, nhóm ghé quán chay tối qua ăn trưa. Đói quá rồi.
>> B’Lao cuối tuần, “đánh nhanh rút gọn” (3)
>> B’Lao cuối tuần, “đánh nhanh rút gọn” (2)
Do chỉ nằm ở độ cao 800m, nên vào quãng trưa, nắng lên, thành phố cao nguyên này cũng tăng nhiệt độ, nóng quá chừng! Trước khi về lại nhà nghỉ, nhóm lại đi dạo trưa những con đường chưa đi so với tối qua.
Một góc hồ Đồng Nai
Giờ mới được ngắm kỹ những bông kèn hồng nở rộ
Nếu có thêm nhiều thời gian, hẳn phải ghé vào một quán nước vỉa hè ngay mặt hồ, trú dưới bóng mát hiếm hoi của vài cây xanh, rồi ngồi đó tám chuyện, ngắm cảnh, đón gió mát từ mặt hồ. Còn có thể tung tăng đi dạo chụp ảnh nữa, vì xung quanh hồ có khá nhiều tiểu cảnh hoa lá cỏ xinh xắn. Mình quan sát thấy nhiều bạn trẻ ra ngồi trên bãi cỏ ven hồ hóng mát, chơi đùa.
Ghé vào một nhà thờ chụp ảnh, thành phố này có rất nhiều nhà thờ nhỏ xinh nha, cứ chạy lòng vòng mấy con đường sẽ thấy.
Giáo xứ Nam Phương
Thích cái màu nâu đỏ quạch này quá
15g, nhóm khởi hành về lại Sài Gòn, sau thời gian nghỉ ngơi và tung tăng chụp ảnh ở Homestay Café Ngộ.
Làm một “pô” trước cửa phòng. Ảnh: La Ngọc Trúc.
Không quên ghé nhà thờ Bảo Lộc kế bên, nằm ở số 715 Trần Phú, phường B’Lao. Đây được coi là nhà thờ có sức chứa lớn nhất ở Việt Nam, với khả năng chứa khoảng 3.000 giáo dân. Với kiến trúc độc đáo, nhà thờ được xây theo hình dáng “bánh chưng bánh giầy”, theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ (người thiết kế dinh Độc Lập ở Sài Gòn), với sự tham gia thực hiện đồ án của kiến trúc sư Nguyễn Hồng Sơn. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử kiến trúc Việt Nam thì nhà thờ Bảo Lộc là công trình cuối cùng của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.
Bên ngoài nhà thờ Bảo Lộc, tiếc là ống kính 50mm nên chỉ chụp được một phần
Do bên trong đóng cửa nên tụi mình không được vào
Hành lang rất đẹp
Một góc sân nhà thờ
Một số hình ảnh chụp trên đường về:
Sông La Ngà, Đồng Nai
Thú vị khi còn có thể nhìn thấy hoa dã quỳ ở đây
Xa xa, chỗ bậc thang là di tích tượng đài chiến thắng La Ngà
Ghé trung tâm hành hương Đức Mẹ Núi Cúi nằm trên đồi cao, đường lên toàn là đá hộc đá dăm, lại còn vòng vèo, cua ngoặc, nên phải để xe (số) ở số 1-2 mới chạy lên nổi, khá là nguy hiểm đó nha. Trung tâm hành hương Đức Mẹ Núi Cúi nằm cách ngã ba Dầu Giây khoảng 15 km. Từ quốc lộ 1A chỗ ngã ba Dầu Giây quẹo trái vô quốc lộ 20, thì con hẻm lớn đường nhựa đi vào Đức Mẹ sẽ nằm bên tay trái. Có bảng chỉ dẫn ở ngoài đường lớn, rất dễ thấy.
Trung tâm hành hương Đức Mẹ Núi Cúi thuộc xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Tại sao gọi là Đức Mẹ Núi Cúi? Vì khi chúng ta đi lên, Đức Mẹ cúi xuống nhìn chúng ta.
Từ khu này có thể nhìn bao quát cả hồ Trị An rộng lớn
“Cỏ cây chen đá lá chen hoa…”
Một nơi ngắm hoàng hôn thật lý tưởng
Mặt trời lặn khá nhanh
Trăng non lên tự bao giờ
Ảnh: Lê Duy Bão
Ảnh: Lê Duy Bão
Cảnh đẹp, gió mát, làm người lữ khách chẳng muốn trở về
Kết thúc chuyến đi còn có tiết mục ghé quán phở chay “thần thánh”, vâng, lại là “thần thánh” vì mức độ ngon của nó, trên quốc lộ 20, gần ngã ba Dầu Giây. Chỉ 20.000đ/ tô. Quán phở chay Hội Ngộ nha. Hiện quán vẫn còn nằm khuất trong những tấm tôn vây lại do đang làm đường, nên rất khó tìm. Từ quốc lộ 1A rẽ trái vô ngã ba Dầu Giây, đi độ 1 km thì thấy quán nằm bên tay trái.
Nhóm về tới Sài Gòn khoảng 9g tối. Quá mỏi nhưng cũng thiệt là vui.
Hết!
*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.