Từ công viên 23/9, tụi mình theo đường Phạm Ngũ Lão hướng về khu phố Tây Sài Gòn với các con đường: Đề Thám, Bùi Viện, Đỗ Quang Đẩu,…
>> Sài Gòn sau giãn cách xã hội: dạo bộ quận nhứt qua các điểm tham quan phổ biến của thành phố (1)
Khu phố Tây Sài Gòn (Phố đi bộ Bùi Viện – Nhà thờ Huyện Sĩ) – Chợ Dân Sinh – Phố đi bộ Nguyễn Huệ – Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh – Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh – Nhà thờ Đức Bà – Bưu điện Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh – Đường sách Nguyễn Văn Bình
Kinh nghiệm của riêng mình khi đi bộ dạo phố thời gian dài kiểu này là nên chọn một đôi giày thật êm và nhẹ, trang phục gọn gàng dễ vận động, cùng với mũ nón đầy đủ. Quan trọng là có sức bền và đôi chân dẻo dai nha.
Bản thân mình thì không có sức khỏe tốt, không “chơi” được các môn thể thao – du lịch kiểu tốn sức, mạo hiểm, chẳng hạn chạy bộ, trekking, hiking, leo núi,… Nhưng đi bộ kiểu này, với điều kiện giày êm, ít tư trang, không phải mang vác nặng, được từ tốn ngắm phố ngắm phường, thì mình ít cảm thấy mệt.
Khu phố Tây Sài Gòn: một cửa hàng cho thuê xe máy trên đường Phạm Ngũ Lão đã mở cửa trở lại
Nhiều quán bar, pub, quán cà phê, cửa hàng ăn uống, khách sạn,… vẫn đóng cửa im lìm…
Cổng chào phố đi bộ Bùi Viện (Bui Vien Walking Street)
Sau một đợt dịch dài, đã có rất nhiều thứ thay đổi, dễ nhận thấy nhất là nhiều cửa hàng, công ty phải đóng cửa, phá sản, hoặc đổi chủ,…
Trong những ngày Sài Gòn giãn cách xã hội, “ai ở đâu ở yên đó”, mình đọc báo thấy nhiều quán bar, cà phê phải tạm thời đổi sang bán rau củ quả, vớt vát được đồng nào hay đồng nấy.
Phố Tây dành phần lớn phục vụ du khách ba lô, giờ không có khách, nên mọi thứ như vẫn còn ngủ quên…
Ảnh: Nguyễn Thị Cẩm Vân
Với tình hình những biến chủng mới xuất hiện, không biết bao giờ cơn đại dịch này mới kết thúc, để thế giới có thể trở lại như trước kia? “Một câu hỏi lớn không lời đáp…”.
Những đơn vị kinh doanh càng lớn thì càng gặp khó khăn trong đại dịch…
Ảnh: Nguyễn Thị Cẩm Vân
Hai đứa…
Một quầy hàng bán trái cây trước vỉa hè của những quán bar – cà phê đóng cửa. (Bẻ lái) anh Tây trong ảnh đẹp trai quá à!
Đường Đỗ Quang Đẩu
Bán chuối trên vỉa hè
Ngang qua một con hẻm nhỏ xinh…
Quầy hàng tạp hóa, có vẻ như ngành nghề này tạm sống ổn trong thời dịch giã…
Nhà thờ Huyện Sĩ, hay Huyện Sỹ (Huyen Si Church) – nhà thờ cổ kính hơn 100 năm tuổi do Huyện Sĩ (tức Lê Phát Đạt), ông ngoại của Nam Phương hoàng hậu hiến đất và tiền bạc để xây dựng
Một khách sạn chuyển làm khách sạn cách ly trên đường Phạm Ngũ Lão, đây cũng là một cách để các khách sạn có doanh thu trong đại dịch
Góc ngã ba đường Phạm Ngũ Lão – Đề Thám
Hẻm chùa An Lạc
Rời khu phố Tây, tụi mình trở lại hướng cũ hướng về khu nhà hát thành phố.
Một góc đường Yersin mà mình có dịp ghé qua vào một hôm khác, thấy hợp với bài này nên cho vào luôn
Vì khu này có chợ Dân Sinh (Dan Sinh Market) khá gần với cầu Ông Lãnh, gần khu phố Tây. Đây được xem như ngôi chợ cơ khí của Sài Gòn, chuyên bán hàng điện tử, gia dụng, thiết bị bảo hành, bảo trì, phụ tùng xe, thiết bị điện,… Dân du lịch bụi thì xem chợ này như thiên đường chuyên bán các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu dã ngoại, cắm trại, trekking, đi rừng,…, như lều trại, dao, bình nước quân dụng,…
Quay trở lại qua đường Lê Lai
Ngang qua cửa chính ở phía Nam của chợ Bến Thành, nhưng hiện tại khu vực này vẫn đang có lô-cốt án ngữ của công trình tàu điện ngầm (metro) đầu tiên của Việt Nam. Do dịch nên dự án lớn này cũng đang bị đình trệ, chưa biết khi nào mới hoàn thành.
Từ đây nhìn rất rõ tòa nhà tài chính Bitexco 68 tầng
Ngang qua một cửa hàng được trang trí hay hay. Những cửa hàng nằm ngay khu lô cốt như vầy, bình thường đã buôn bán khó khăn, giờ thời dịch giã, càng khó khăn hơn.
Phố đi bộ Nguyễn Huệ (Nguyen Hue Walking Street) và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (People’s Committee of Ho Chi Minh City, HCMC People’s Committee, Ho Chi Minh City Hall)
Một góc phố đi bộ Nguyễn Huệ. Phía cuối đường này là bến buýt sông Saigon WaterBus ha.
Có thể nói đây là khu vực sang chảnh nhất của trung tâm Sài Gòn với các tòa cao ốc văn phòng, những công trình cao tầng hiện đại, trung tâm mua sắm lộng lẫy,…
Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh (The Municipal Theatre of Ho Chi Minh City, Saigon Municipal Opera House, Ho Chi Minh City’s Opera House) trên đường Công Trường Lam Sơn
Trước khi có dịch, vào mỗi sáng cuối tuần, trước sân nhà hát vẫn thường tổ chức các buổi biểu diễn nhạc không lời miễn phí
Ảnh: Nguyễn Thị Cẩm Vân
Góc đường Đồng Khởi và Lê Lợi ở gần đó
Khách sạn Continental 4 sao thuộc tổng công ty du lịch Sài Gòn là một khách sạn lịch sử nổi tiếng của Sài Gòn, được bắt đầu xây dựng vào năm 1878 dưới thời Pháp thuộc.
Một góc khác của Ủy ban Nhân dân thành phố
Văn phòng công ty du lịch Saigontourist
Quay lại khu vực nhà thờ Đức Bà. Nhà thờ được khởi công trùng tu từ tháng 7/2017 cho đến nay.
Tòa nhà The Metropolitan ở gần đó
Khu nhà cũ cũ cổ cổ này có lẽ là Sở Văn Hóa – Thể Thao Thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City Department of Culture and Sports)
Quán cà phê Saigon La Poste
Bưu điện Trung Tâm Thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City Central Post Office, Saigon Central Post Office)
Bưu điện hiện đã mở cửa hoạt động trở lại, đây không chỉ là nơi làm việc của các nhân viên bưu chính, mà còn là một điểm tham quan nổi tiếng ở trung tâm Sài Gòn
Đường sách Nguyễn Văn Bình (Nguyen Van Binh Book Street, Ho Chi Minh City’s Book Street) kế bên bưu điện cũng đã mở cửa trở lại.
Khách muốn vào tham quan đường sách phải quét mã QR qua Zalo để khai báo y tế (có thể dùng một số mạng Wifi mở miễn phí, nhưng khá yếu)
Ảnh: Nguyễn Thị Cẩm Vân
Tổng quãng đường (xấp xỉ) của buổi đi bộ hôm ấy…
Hết!