DU KÝ · Du Ký Việt Nam

Quảng Ngãi có gì vui? Chơi gì ở Quảng Ngãi?


Bài viết sẽ tổng hợp những địa danh tham quan du lịch vui chơi giải trí thư giãn “check-in” hấp dẫn tại tỉnh Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm ở vùng duyên hải Nam Trung bộ, Việt Nam. Tỉnh lỵ là thành phố Quảng Ngãi, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 820 km về phía Nam, cách thành phố Đà Nẵng tầm 146 km về phía Bắc, và cách thủ đô Hà Nội chừng 908 km về phía Bắc theo đường quốc Lộ 1A.

Quảng Ngãi được tái lập vào năm 1989 trên cơ sở tách tỉnh Nghĩa Bình thành 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Tỉnh Quảng Ngãi có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thành phố: Quảng Ngãi, 1 thị xã: Đức Phổ, và 11 huyện: huyện Ba Tơ, Bình Sơn, Lý Sơn (huyện đảo), Minh Long, Mộ Đức, Nghĩa Hành, Sơn Hà, Sơn Tây, Sơn Tịnh, Trà Bồng, Tư Nghĩa.

Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Nam Trung bộ được chính phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam. Đường bờ biển Quảng Ngãi có chiều dài khoảng 129 km với vùng lãnh hải rộng lớn và 6 cửa biển giàu nguồn lực hải sản cùng nhiều bãi biển đẹp.

Ngũ Quảng là một từ khá xưa gồm 5 vùng đất: Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Vào thời Gia Long, vùng Thừa Thiên gọi là dinh Quảng Đức. Qua thời Minh Mạng, dinh Quảng Đức đổi thành phủ Thừa Thiên. Sau năm 1945, phủ Thừa Thiên được đổi thành tỉnh Thừa Thiên, và hiện nay là tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Khí hậu Quảng Ngãi chia làm hai mùa. Mùa mưa bắt đầu từ khoảng tháng 9 đến hết tháng 2 năm sau, thường xuất hiện nhiều loại hình thiên tai khốc liệt như: bão, dông, lốc, lũ, ngập úng,… cùng không khí lạnh của những đợt gió mùa Đông Bắc làm cho nhiệt độ giảm sâu, thấp nhất có thể trạm xuống 10 – 13 độ C. Các tháng còn lại là mùa khô (hay mùa nắng) có thời tiết nắng, nóng và tạnh ráo, nhiệt độ trung bình dao động từ 25 – 27 độ C. Đây cũng là khoảng thời gian lý tưởng để du lịch Quảng Ngãi.

Một góc biển Mỹ Khê thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi

Một góc cảng địa phương ở Quảng Ngãi

Nắng sớm trên biển Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ

Đầm An Khê thuộc thị xã Đức Phổ

Một góc đồng muối Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ

Dưới đây là tổng hợp một số địa danh du lịch tham quan vui chơi giải trí thư giãn “check-in” tại thành phố Quảng Ngãi nói riêng và tỉnh Quảng Ngãi nói chung cho độc giả tham khảo:

  • Bãi Dừa Tư Nghĩa
  • Cửa biển Sa Cần
  • Biển Châu Me
  • Biển Mỹ Khê
  • Biển Dung Quất
  • Biển Khe Hai (biển Thiên Đàng)
  • Biển Bình Châu – “làng chài cổ vật” Châu Thuận Biển
  • Biển Ba Làng An (mũi Ba Làng An, Ba Tân Gân)
  • Biển Sa Huỳnh
  • Đồng muối Sa Huỳnh (ruộng muối Sa Huỳnh)
  • Làng Gò Cỏ
  • Cảng Sa Kỳ – Đảo Lý Sơn (gồm có 2 đảo: đảo Lớn, còn gọi là đảo chính – đảo Lý Sơn – Cù Lao Ré; đảo Bé, còn gọi là đảo An Bình – Cù Lao Bờ Bãi; và hòn Mù Cu) gồm: cổng Tò Vò, đỉnh Thới Lới, hang Câu, chùa Hang, chùa Đục, cánh đồng tỏi Lý Sơn, làng bích họa đảo Bé,…
  • Suối nước Hố Giang (hồ Hố Giang, thác Hố Giang)
  • Hố Giang Thơm
  • Sông Trà Khúc (sông Trà) – Bờ kè sông Trà
  • Chợ đêm Sông Trà
  • Đầm Nước Mặn
  • Đầm An Khê
  • Đèo Vi Ô Lắc
  • Đèo Long Môn (đèo Cóp)
  • Cung đường Trường Sơn Đông đi qua các tỉnh lộ TL630 – 623 – 626 – 622
  • Thảo nguyên Bùi Hui (xã Ba Tang, huyện Ba Tơ)
  • Núi Thiên Ấn (Kim Ấn Sơn)
  • Núi Cà Đam (núi Vân Phong)
  • Núi Răng Cưa
  • Núi Phú Thọ (núi Đá, Thạch Sơn) – Đá Hòn Chồng – Thôn Cổ Lũy (Cổ Lũy cô thôn)
  • Làng bích họa Thọ An
  • Làng bích họa Gành Yến
  • Làng cổ Thiên Xuân
  • Thành cổ Châu Sa
  • Các di chỉ của văn hóa Sa Huỳnh
  • Khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng
  • Khu chứng tích Sơn Mỹ
  • Quần thể di tích theo dòng nhật ký Đặng Thùy Trâm
  • Di tích và đền thờ Bùi Tá Hán
  • Chùa Thiên Ấn (Sắc Tứ Tổ Đình Thiên Ấn, Tổ Đình Sắc Tứ Thiên Ấn)
  • Chùa Hội Phước
  • Chùa Ông Thu Xà (chùa Ông, Quan Thánh tự, Đại Tự Quan Thánh)
  • Chùa Minh Đức
  • Chùa Diêm Điền
  • Chùa Diệu Giác
  • Chùa Hoa Nghiêm
  • Chùa Phước Long
  • Chùa Phước Lộc
  • Chùa Phước Sơn
  • Chùa Phước Quang
  • Chùa Thình Thình – Núi Thình Thình
  • Miếu Phú Long
  • Nhà thờ Thánh Anphongsô
  • Nhà thờ Trà Câu
  • Nhà thờ giáo xứ Bàu Gốc
  • Giáo xứ Quảng Ngãi
  • Giáo xứ Phú Hòa
  • Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng
  • Khu du lịch Thác Trắng Minh Long
  • Khu phức hợp công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP
  • “Tuyệt Tình Cốc” (Đá Bàn – Bình Trị)
  • Đập Thạch Nham
  • Nhà thờ giáo xứ Cù Và

Một số món ăn ngon, đặc sản quyến rũ mà du khách có thể thưởng thức và mua về làm quà khi du lịch Quảng Ngãi:

  • Chim mía Quảng Ngãi
  • Cúm núm Sa Huỳnh
  • Don Quảng Ngãi
  • Nhum Quảng Ngãi
  • Ốc hút Quảng Ngãi
  • Sò điệp Quảng Ngãi
  • Cá bống sông Trà
  • Cá niên nướng
  • Cá cơm Quảng Ngãi
  • Bún cá ngừ um Quảng Ngãi
  • Bún riêu cua Quảng Ngãi
  • Ram bắp (chả ram bắp, chả giò bắp, nem rán bắp)
  • Bánh xèo Quảng Ngãi
  • Bánh bèo chén Quảng Ngãi
  • Bò hít Quảng Ngãi
  • Bánh tráng mắm ruốc
  • Quế Trà Bồng
  • Xu xoa Quảng Ngãi
  • Kẹo gương đậu phộng
  • Mạch nha Quảng Ngãi
  • Bánh in Quảng Ngãi
  • Bánh bó (bánh cây)
  • Bánh nổ
  • Bánh thuẫn Quảng Ngãi
  • Bánh tráng Quảng Ngãi
  • Cốm rang
  • Đường phèn Quảng Ngãi
  • Đường phổi Quảng Ngãi
  • Tương ớt Quảng Ngãi
  • Tỏi Lý Sơn
  • Cua huỳnh đế Lý Sơn
  • Hàu son Lý Sơn
  • Chả cá Lý Sơn
  • Rong mứt Lý Sơn (rong biển đen)
  • Rau câu chân vịt

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.

Advertisement
DU KÝ · Du Ký Việt Nam

Chiều âm u trên đồng muối Sa Huỳnh, tỉnh Quảng Ngãi


Một số hình ảnh do An ghi lại trên đồng muối Sa Huỳnh, trong khi cánh đồng đang chứa đầy… nước muối (muối chưa kết tinh)…

Đồng muối Sa Huỳnh thuộc địa phận phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, cách thành phố Quảng Ngãi chừng 60 km về phía Nam. Những hình ảnh dưới đây được chụp vào khoảng 15g, không biết là do diêm dân mới bơm nước vào đồng muối, hay là những ngày này trời âm u nắng mưa thất thường, mà lúc ấy, trên đồng muối toàn là nước muối thôi. Có lẽ mình đến không đúng lúc với kỳ vọng chụp được cảnh diêm dân đang cào muối, gom muối trên ruộng muối.

Con đường bê tông khang trang và quanh co dẫn vào đồng muối Sa Huỳnh. Nếu đi từ hướng Bình Định ra Quảng Ngãi theo quốc lộ 1A thì sẽ rẽ phải để vào con đường này.

Từ xa đã thấy mấy căn chòi chứa muối

Không có muối thì cảnh cũng tương đối đẹp!

Chỉ tiếc là mùa gần Tết miền Trung trời hay âm u, nắng mưa thất thường

Nếu đẹp trời, chụp ảnh ở đây lúc bình minh hoặc hoàng hôn thì thiệt hoàn hảo!

Không có muối nhưng bù lại gặp được một đàn cò

Nhưng tụi nhỏ cũng sợ người lắm, mình mon men lại gần là bay vù vù lên

Chỉ ước có ống kính chụp xa (tele)

Một đoàn tàu lửa đi qua nhìn từ đồng muối, ở giữa là quốc lộ 1A

Cây hoa lá cỏ dại

Bụi cây mọc hoang ở vùng nước lợ trông như đám hoa mười giờ

DU KÝ · Du Ký Việt Nam

Du lịch bụi Quảng Ngãi: phong cảnh đầm An Khê


Đầm An Khê là đầm nước tự nhiên lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi, nằm trên quốc lộ 1A, ven vùng biển Sa Huỳnh, giáp ranh giữa hai xã Phổ Khánh và Phổ Thạnh (thị xã Đức Phổ).

Theo các nhà địa chất, đầm An Khê được hình thành trong thời kỳ biển thoái sau biển tiến cực đại Flandrian 6.000 – 7.000 năm và trở thành đầm nước ngọt khoảng từ 3.000 – 4.000 năm trước. Đầm An Khê có nước quanh năm, chiều dài nhất đo được là 3,5 km, chiều rộng nhất chừng 1 km, mực nước nơi sâu nhất trong đầm là 4 m. Tuy nằm gần biển, vào mùa mưa, nước trong đầm có độ mặn không đáng kể, nhưng về mùa khô thì đầm An Khê trở thành một đầm nước lợ có độ mặn từ 0,3- 10‰.

Nước đầm An Khê là môi trường sống thích hợp của nhiều loài thủy sinh. Thủy sản sống trong đầm chủ yếu là các loài nước ngọt (cá diếc, cá thác lác, cá bống, cá chép, cá chình, cá trắm cỏ, cá mè, tôm, ốc, cá rô phi…). Đặc biệt ở đây có loài cá úc quý hiếm, tuy nhiên, trong những năm gần đây đã dần trở nên khan hiếm. Nhóm cá biển với số lượng khá thấp sống trong đầm là các loài cá móm, cá đối, cá khế sáu sọc…

Bên cạnh phong cảnh đẹp, đầm An Khê còn là một trong những điều kiện môi sinh quan trọng hình thành nền văn hóa Sa Huỳnh. Châu tuần quanh khu vực đầm An Khê là những di chỉ rất có giá trị của nền văn hóa Sa Huỳnh như: di chỉ Phú Khương, di chỉ Thạnh Đức và di chỉ Long Thạnh.

Văn hóa Sa Huỳnh là một nền văn hóa được xác định ở vào khoảng năm 1000 TCN đến cuối thế kỷ thứ II. Nền văn hóa Sa Huỳnh là một trong ba cái nôi cổ xưa về văn minh trên lãnh thổ Việt Nam, cùng với Văn hóa Đông Sơn và Văn hóa Óc Eo, tạo thành tam giác văn hóa của Việt Nam thời kỳ đồ sắt.

Văn hóa Sa Huỳnh đư­ợc nhà khảo cổ ng­ười Pháp M. Vinet phát hiện lần đầu tiên vào năm 1909 khi ông tìm thấy bên đầm An Khê (một đầm nước ngọt ở Sa Huỳnh, Đức Phổ, Quảng Ngãi) một số lượng lớn quan tài bằng chum (khoảng 200 chiếc). Người ta gọi di tích khảo cổ đó là Kho Chum Sa Huỳnh (Dépot à Jarres Sa Huỳnh). Các cuộc khai quật vào nhiều năm khác nhau tại di tích gò Ma Vương hay còn gọi là Long Thạnh Đức Phổ nơi được xem là có niên đại sớm nhất của nền văn hóa Sa Huỳnh, đã đem lại những đánh giá xác đáng và quan trọng về nguồn gốc và quá trình hình thành, phát triển văn hóa Sa Huỳnh.

Nền văn hóa Sa Huỳnh đã đư­ợc các nhà khảo cổ trên thế giới nghiên cứu từ đó đến nay và ngày càng sáng tỏ nhiều điều về đời sống của các tộc ngư­ời thời tiền sơ sử ở miền Trung Việt Nam. Xuất hiện cách nay khoảng 3.000 năm và kết thúc vào thế kỷ thứ I, văn hóa Sa Huỳnh có lẽ đã tồn tại hơn 5.000 năm kéo dài từ hậu kỳ thời đại đồ đá mới đến đầu thời đại đồ sắt trên địa bàn các tỉnh từ Quảng Bình đến các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Với một sức sáng tạo mạnh mẽ và phong phú, Văn hóa Sa Huỳnh càng ngày càng thấy có sự ảnh hưởng và giao lưu với nhiều vùng Đông Nam Á cũng như Trung Hoa cổ xưa và Ấn Độ cổ xưa khi gần đây, Viện Khảo cổ học Quốc gia Đức hợp tác với các nhà khảo cổ học thuộc khoa Lịch sử của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tiến hành khảo cứu trong các năm 2004-2005 tại một số vùng thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Bước đầu đã xác định được diện mạo một nền văn hóa đặc sắc ở miền Trung, Việt Nam.

Một góc đầm An Khê nhìn từ cầu An Khê trên quốc lộ 1A

Đoạn quốc lộ 1A đối diện đầm An Khê

Một cô đang cắt cỏ cho trâu bò bên đầm

Nếu đến đây vào ngày nắng đẹp, lúc bình minh, có lẽ bạn sẽ chụp được những bức ảnh phong cảnh tuyệt đẹp!

Một góc khác của đầm An Khê (nơi cuối cánh đồng)

Nhà dân địa phương ven đồng ruộng

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.

DU KÝ · Du Ký Việt Nam

Bình minh trên biển Sa Huỳnh và hoa muống biển


Vẫn đang mùa dịch bệnh COVID-19 nên An chỉ dám he hé đi chơi gần nhà (quê hương Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định). Đi về liền chứ không qua đêm, cứ nơi hoang vắng mà “còn ta với nồng nàn” thôi nha!

Lần này là chạy ra biển Sa Huỳnh (huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi), cách nhà mình chừng 28 km, đặng chụp ảnh bình minh. Đang tháng năm, mặt trời thức dậy sớm. Mới có 5g20′ là đã mọc rồi, làm mình chạy theo mà không bắt kịp khoảnh khắc ngày mới bắt đầu, khi vầng dương đỏ rực chỉ mới vừa nhú lên từ chân trời bao la.

Thôi, hẹn khi khác vậy!

Ảnh chụp trên đường đi. Cánh đồng quê sớm mai yên bình. Khói đốt đồng lẫn vào làn sương là là trên mặt ruộng, nhìn từ xa cứ ngỡ là một đám mây lớn trôi bồng bềnh. Ở đường chân trời, hừng đông đang ló dạng…

… Những tia ánh sáng hồng hồng tím tím vô tình tô vẽ cho bức tranh quê thêm hiền hòa.

Chạy xe qua đèo Bình Đê, qua khu du lịch Sa Huỳnh là thấy biển vắng hiện ra

Đám hoa muống biển trên cát trắng mùa nắng nóng mà vẫn tốt bời bời

Một góc biển Sa Huỳnh

E ấp một cành dương (thùy dương)

Hoa muống biển tim tím níu chân người

Ảnh tự chụp

Đi chơi một mình ở nơi vắng vẻ thì mới tự tin canh chụp ảnh cho mình được thôi.

DU KÝ · Du Ký Việt Nam

Về đây biển Châu Me, Quảng Ngãi


Biển Châu Me thuộc xã Phổ Châu, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 60 km về phía Nam. Biển Châu Me hoang sơ, tĩnh lặng, thích hợp cho những buổi dã ngoại cùng người thân, bạn bè.

Tĩnh lặng biển Châu Me

Mang dáng dấp của một bãi biển đặc trưng cho vùng Nam Trung bộ, bãi Châu Me được ôm lấy bởi rặng núi đá cong cong hai đầu, tạo thành địa thế hình cánh cung tuyệt đẹp. Màu nước xanh lam, cùng những hòn đá to nhỏ chồng chéo lên nhau tự bao giờ, nằm yên đó lặng nghe ngàn năm sóng vỗ, rêu bám phủ xanh, khiến cho vùng biển này như được tô thêm hương sắc.

Buổi chiều ra đây, thả bàn chân trần đi dọc bãi biển, lắng nghe tiếng gió vi vu qua hàng dương, ngắm bầu trời đang dần chuyển từ sắc xanh sang đỏ, hồng, rồi tím, tự thấy cuộc sống này bình yên biết bao nhiêu.

Ở biển Châu Me, bạn có thể cùng gia đình, bạn bè dã ngoại, vui chơi hay chụp ảnh đã đời. Xong đâu đó, ghé vào một hàng quán ngay trên bờ mà thưởng thức những loại hải sản tươi sống.

Hang còng, cua biển

Những vỏ ốc bị sóng đánh dạt vào bờ

Biển Châu Me nhẹ nhàng hấp dẫn du khách gần xa như chính tính cách của người dân Quảng Ngãi… Chân chất, bình dị mà để lại ấn tượng khó quên!