DU KÝ · Du Ký Việt Nam

Kiêu hùng Tây Nguyên Việt Nam


Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ phía Bắc xuống Nam gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Đây là khu vực có địa hình cao nguyên thuộc miền Trung Việt Nam.

Cũng tương tự như miền Nam Việt Nam, khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó hai tháng 3 và tháng 4 là nóng và khô nhất. Do ảnh hưởng của độ cao, vùng gồm các cao nguyên cao 400–500m sẽ có khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000m thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm, mang đặc điểm của khí hậu núi cao.

Mùa du lịch Tây Nguyên lý tưởng nhất là vào độ đầu mùa khô (khoảng cuối tháng 10) cho đến hết tháng 3 năm sau. Do vị trí địa lý và địa hình gồm một loạt các cao nguyên liền kề, cảnh quan của Tây Nguyên gợi nên vẻ hoang sơ, kiêu hùng, thiêng liêng và đầy kỳ bí với hệ thống núi, đồi, rừng, sông, suối, thác, hồ,…

Một số điểm tham quan du lịch tham khảo tại tỉnh Kon Tum (- Biển số xe của tỉnh Kon Tum: 82)

  • Nhà thờ Gỗ Kon Tum
  • Tòa Giám Mục
  • Cầu treo Kon Klor
  • Làng cổ Kon K’Tu
  • Thị trấn Măng Đen
  • Đồi Bông Cỏ Lau
  • Thác Ialy (thác Jrai-li, thác Yali)
  • Vườn quốc gia Chư Mom Ray (rừng Chư Mom Ray)
  • Rừng đặc dụng Đăk Uy
  • Đảo hoa Kon Trang Long Loi (vườn hoa Kon Trang Long Loi)
  • Quán cà phê Indochine Coffee trong Indochine Hotel
  • Núi Ngọc Linh
  • Di tích lịch sử Quốc gia Ngục Kon Tum
  • Di tích lịch sử cách mạng Điểm Cao 601
  • Ngã ba Đông Dương
  • Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y
  • Chùa Tháp Kỳ Quang
  • Chùa Huệ Chiếu
  • Nhà thờ Kon Hring
  • Nhà máy điện gió Kontum

Khung cảnh hoang sơ của Kon Tum

Thác Pa Sỹ trên đại ngàn Măng Đen, Kon Tum

Một số điểm tham quan du lịch tham khảo tại tỉnh Gia Lai (- Biển số xe của tỉnh Gia Lai: 81)

  • Công viên Đồng Xanh
  • Quảng trường Đại Đoàn Kết
  • Bảo tàng Tỉnh Gia Lai
  • Nhà lao Pleiku (nhà tù Pleiku)
  • Nhà lưu niệm Anh hùng Núp
  • Hồ T’Nưng (Biển Hồ) và hàng thông trăm tuổi (đường hàng thông cổ thụ)
  • Hồ Thác Bà
  • Hồ đập Tân Sơn
  • Biển Hồ Chè
  • Lòng hồ Sê Sa
  • Hồ chứa Ia Ring-Chư Sê (hồ Ring Chư Sê, đập Ia Ring, đập Phú Mỹ)
  • Làng Plei Ốp
  • Làng Plei Phung
  • Học viện bóng đá HAGL
  • Chùa Minh Thành
  • Chùa Bửu Minh
  • Chùa Bửu Hải
  • Chùa Mỹ Thạch
  • Chùa Thừa Ân
  • Nhà thờ Pleichuet
  • Nhà máy thủy điện Ialy
  • Cụm nhà máy điện gió Ia Pết-Đak Đoa (điện gió Ia Pet Đak Đoa)
  • Thác Công Chúa
  • Thác Bà
  • Thác Phú Cường
  • Thác Xung Khoeng
  • Thác Hai Tầng
  • Thác Ba Tầng
  • Thác Chín Tầng
  • Thác Grai Po
  • Thác Bàu Cạn
  • Thác Ông Đồng
  • Thác Mơ Ia Khai
  • Di tích Tây Sơn Thượng Đạo
  • Hố Trời
  • Núi lửa Chư Đăng Ya (núi lửa Chư Đang Ya) – Nhà thờ cổ H’Bâu (giáo đường H’Bâu)
  • Núi Hàm Rồng
  • Núi Chư Nâm
  • Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Jang Răng
  • Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng
  • Vườn quốc gia Kon Ka Kinh
  • Khu du lịch sinh thái Suối Đá
  • Bãi đá đĩa suối Jrai Phă
  • Cao nguyên Kon Hà Nừng (được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2021)
  • Cây đa di sản làng Ghè
  • Rừng thông Hà Tam
  • Ruộng bậc thang Chư Sê
  • Đồi cỏ hồng Đắk Đoa
  • Cánh đồng cỏ tím Chư Pưh
  • Rừng cao su mùa thay lá (thường từ cuối tháng 12 đến cuối tháng 2)
  • Cửa khẩu Lệ Thanh

Núi đồi Gia Lai nhìn từ đèo An Khê

Một góc quốc lộ 19 đi qua địa phận Gia Lai

Một số điểm tham quan du lịch tham khảo tại tỉnh Đắk Lắk (- Biển số xe của tỉnh Đắk Lắk: 47)

  • Chùa Sắc Tứ Khải Đoan
  • Bảo tàng Thế Giới Cà Phê
  • Quán cà phê Rêu Phong với vườn ca cao bên trong
  • Quán cà phê Hẻm HongKong
  • Đường sách cà phê Buôn Ma Thuột
  • Buôn Đôn
  • Buôn Jun – Buôn Lê
  • Hồ Lắk
  • Hồ Ea Kao
  • Mộ vua săn bắt Voi Khunjonob
  • Núi Đá Voi Yang-Tao
  • Vườn quốc gia Yok Đôn
  • Vườn quốc gia Chư Yang Sin
  • Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar (hồ Nam Kar)
  • Hang đá Đăk Tuar
  • Tháp Chàm Yang Prong
  • Thác Krông Kmar
  • Thác Thủy Tiên
  • Cụm thác Dray Sáp – Dray Nur
  • Chùa Sắc Tứ Tịnh Quang (tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang)
  • Chùa Nam Thiên
  • Chùa Phổ Minh
  • Chùa Dược Sư

Một góc khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar của tỉnh Đắk Lắk

Cảnh quan Đắk Lắk

Một số điểm tham quan du lịch tham khảo tại tỉnh Đắk Nông (- Biển số xe của tỉnh Đắk Nông: 48)

  • Chùa Pháp Hoa
  • Đồi chè Gia Nghĩa
  • Hồ trung tâm thành phố Gia Nghĩa
  • Hồ Ea Snô
  • Hồ Tây
  • Hồ Trúc
  • Thác Lưu Ly
  • Thác Liêng Nung
  • Thác 3 Tầng
  • Thác 5 Tầng (thác Đắk Sin)
  • Thác Diệu Thanh
  • Thác Đắk Buk So
  • Thác Đắk G’lun
  • Thác Đray Sáp
  • Hang động núi lửa Chư Bluk
  • Vườn quốc gia Yok Đôn
  • Hang động núi lửa Krông Nô
  • Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng (hồ Tà Đùng) – Cây đa di sản – Cây mít cô đơn
  • Tu viện Liễu Quán
  • Chùa Linh Sơn
  • Khu du lịch sinh thái Troh Bư
  • Khu du lịch sinh thái Văn hóa – Lịch sử Nậm Nung
  • Bảo tàng các Dân tộc Việt Nam
  • Chùa Thiện Minh
  • Chợ phiên Đắk R’Măng (chợ tình Đắk R’Măng)
  • Mùa hoa muồng hoàng yến và phượng vàng ở thành phố Gia Nghĩa (tầm cuối tháng 9, đầu tháng 10)

Một ngọn đồi trồng hồ tiêu ở tỉnh Đắk Nông

Hồ trung tâm thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông

Một số điểm tham quan du lịch tham khảo tại tỉnh Lâm Đồng (- Biển số xe của tỉnh Lâm Đồng: 49)

Lâm Đồng thì có quá nhiều thứ để mà tham quan du lịch, đủ các loại hình bởi những địa danh lớn dưới đây lại bao gồm các địa danh nhỏ lẻ thu hút khác. Các bạn có thể tham khảo từng địa danh cụ thể nhờ bác Google nha.

  • Thành phố Đà Lạt
  • Thành phố Bảo Lộc
  • Huyện Di Linh
  • Huyện Đơn Dương
  • Huyện Đức Trọng
  • Huyện Lạc Dương
  • Huyện Lâm Hà
  • v.v…

Hùng vĩ cảnh quan Lâm Đồng

Một góc thung lũng đèn ở thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.

Advertisement
DU KÝ · Du Ký Việt Nam

Hành trình từ thành phố Buôn Ma Thuột về thành phố Gia Nghĩa theo quốc lộ 14


Quốc lộ 14 được xem là con đường giao thông huyết mạch nối các tỉnh Tây Nguyên với nhau, và nối Tây Nguyên với Bắc Trung bộ, Đông Nam bộ Việt Nam…

Quốc lộ 14 có tổng chiều dài 980 km, là quốc lộ xuyên qua nhiều địa hình nhất Việt Nam, cũng là quốc lộ dài thứ hai của Việt Nam, sau quốc lộ 1A. Quốc lộ 14 là một phần của đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Trục đường có nhiều kỳ tích trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, ngày xưa có nhiều đoạn trùng với đường thượng đạo, trong cuộc chiến tranh Việt Nam là trục đường hành quân và vận chuyển vũ khi quân lương của Quân đội Nhân dân Việt Nam từ miền Bắc vào miền Nam, nên có nhiều địa danh lịch sử và văn hóa.

Quốc lộ 14 chạy qua địa phận các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, và Bình Phước.

Dưới đây là những hình ảnh ghi lại chặng đường từ thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) về thành phố Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) trong hành trình du lịch bụi Tây Nguyên một tuần bằng xe máy của mình hồi đầu năm 2021.

Bắt đầu khởi hành từ trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột.
Cứ đi theo Google Maps là được.
Qua cầu Sêrêpôk, còn gọi là cầu 14 thuộc xã Tâm Thắng (huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông), là nơi giao thoa, nối liền giữa hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông.
Địa phận tỉnh Đắk Nông.
Quốc lộ 14 rất đẹp, cả về cảnh lẫn chất lượng con đường, lại vắng xe. Tuy nhiên, cảnh sát giao thông kiểm tra cũng gắt lắm à nha!
Ngang qua một đám cỏ đuôi chồn đẹp như thơ, nên rẽ vào chụp ảnh.
Tiếc là hôm đó trời đầy gió, lại âm u.
Ngang qua một rừng cao su.
Gần tới trung tâm thị trấn Đắk Mil, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông.
Ghé chùa Hoa Nghiêm trong thị trấn Đắk Mil nghỉ tí xíu.
Tới đây thì xe lủng lốp vì dính một cây đinh sắt dài (đúng hôm tết Tây), phải dắt bộ tìm chỗ sửa. Xong thì đi tiếp, ghé qua hồ Đắk Mil dạo xíu.
Hồ Đắk Mil ở trung tâm thị trấn Đắk Mil. Nếu ngày nắng đẹp chắc cảnh đẹp lắm.
Gió và lạnh quá, nên thôi nhanh chóng chạy ra.
Tiếp tục hành trình…
This image has an empty alt attribute; its file name is ACtC-3e_U33TZlCwoO3T7tOXsPj5z7xy1Pbmzu3qJYA_hx1lxt708TDeIizlpWkSggYRrKS9zuuWgjMJjCWLjrA7WfYWmsHAoN-Svnq3D-ORCQy1LcIvslGhSt9lfGmFGlH3ktTLDy9NlfanOXWSrEK5PEeD=w978-h652-no
Những đồi trồng tiêu…
Cà phê được phơi trước sân nhà.
Những đoạn đường cong chạy “đã” luôn, nhưng cẩn thận bị “dính chưởng” bắn tốc độ!
Ngang qua thị trấn Đức An, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông.
Ghé vô ngôi chùa Bửu Thành ngay trên quốc lộ 14 gần trung tâm thị trấn.
Chùa lớn mới xây, rộng, đẹp, nằm trên đồi, nhưng gió lớn quá, không tiện tham quan, nên chỉ ghé xíu rồi xuống ngay.
Lại đi, ngang qua một rừng thông xanh đẹp mắt.
Ghé vô đường đi thác Lưu Ly, nhưng chủ yếu đi thiền viện Trúc Lâm Đạo Nguyên.
Đường vắng, cảnh đẹp, nhiều đoạn không có sóng điện thoại nên 3G, 4G trở nên vô dụng.
Thỉnh thoảng mới có xe chạy qua, nên bị lạc ở đây thì cũng hồi hộp lắm.
Tới được thiền viện Trúc Lâm Đạo Nguyên thì chùa đóng cổng do đang xây. Vậy là ngậm ngùi quẹo ra.
Con đường này đẹp lắm, tiếc là không có 3G để coi bản đồ tìm đường đến thác Lưu Ly.
Cảnh cây khô hoang sơ…
Rừng thông vắng, tha hồ tạo dáng chụp ảnh…
Cuối cùng thì cũng đến được thành phố Gia Nghĩa rồi đây.

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet.

DU KÝ · Du Ký Việt Nam

Du lịch tâm linh Đắk Nông: chùa Pháp Hoa lớn nhất thành phố Gia Nghĩa


Chùa Pháp Hoa là một ngôi chùa Phật giáo phát triển (Phật giáo Bắc tông, Phật giáo đại thừa) nằm ở đường Hùng Vương (Chu Văn An), thuộc xã Quảng Thành, thành phố Gia Nghĩa. Đây được xem là ngôi chùa lớn, đẹp, và lâu đời của tỉnh Đắk Nông.

Chùa được xây dựng đầu tiên vào khoảng năm 1957. Đến năm 1960, thầy Trí Huy (viên tịch năm 1970) đã cho dựng lại mái chùa bằng ván lợp tôn, đặt tên là Niệm Phật Đường Quảng Đức (trùng tên với tỉnh Quảng Đức lúc bấy giờ). Sau đó, chùa được xây dựng lại và đổi tên là chùa Pháp Hoa vào năm 1969. Vào năm 2001, Đại đức Thích Quảng Hiền về trụ trì đã vận động xây dựng lại ngôi chùa khang trang cho đến ngày nay.

Chùa Pháp Hoa lớn nhất thành phố Gia Nghĩa tọa lạc trên một ngọn đồi cao nên thơ nhìn xuống hồ trung tâm Gia Nghĩa. Đối diện bờ hồ bên kia là giáo xứ Gia Nghĩa mộng mơ. Kiến trúc chùa Pháp Hoa theo kiểu đậm nét Á Đông thường thấy ở những ngôi chùa Phật giáo Bắc tông của Việt Nam, với cổng tam quan, chánh điện, mái chùa cong cong,…

Cổng chùa Pháp Hoa nơi dành cho xe máy, xe hơi chạy lên

Khuôn viên chùa có tấm bảng này với chữ P và số 33.

Có lẽ chưa có nhiều người biết rằng Công viên Địa chất Đắk Nông đã được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu. Chữ P trong tấm bảng trên là viết tắt cho “geopark”, còn số 33 là địa điểm thứ 33, tức là 33 trên tổng số 44 điểm du lịch của các tuyến du lịch Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO được Đắk Nông đầu tư phát triển theo 3 chủ đề chính: “Trường ca của lửa và nước”; “Bản giao hưởng của làn gió mới”, và “Âm vang từ trái đất”.

Các điểm tham quan điển hình có thể nhắc tới như: khu Bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung, vườn quốc gia Tà Đùng, rừng đặc dụng – cảnh quan Đray Sáp, một phần phía Nam của Vườn quốc gia Yok Đôn, ngục Đắk Mil, căn cứ kháng chiến B4 – Liên tỉnh IV, di tích lịch sử lưu niệm N’Trang Gưh, địa điểm Chiến thắng Đồi 722 – Đắk Sắk, địa điểm bắt liên lạc khai thông đường Hồ Chí Minh đoạn Nam Tây Nguyên đến Đông Nam Bộ,… Trong đó, có cả chùa Pháp Hoa.

Thông tin thêm là tại Việt Nam, có ba Công viên Địa chất Đắk Nông đã được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu, ngoài Đắk Nông thì còn có: cao nguyên đá Đồng Văn ở Hà Giang, và non nước Ninh Bình.

Khuôn viên chùa Pháp Hoa

Khu vực chánh điện

Cổng tam quan chùa Pháp Hoa

Hành lang chánh điện

Một phần cảnh thành phố Gia Nghĩa nhìn từ lầu chánh điện chùa Pháp Hoa

Hồ trung tâm Gia Nghĩa và giáo xứ Gia Nghĩa ở đằng xa

Cây kiểng trong sân chùa

*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.

DU KÝ · Du Ký Việt Nam

Vẻ đẹp thơ mộng của giáo xứ Gia Nghĩa ở Đắk Nông


Giáo xứ Gia Nghĩa (nhà thờ Gia Nghĩa) thơ mộng nằm trên một ngọn đồi trên đường Nơ Trang Lơng, phường Nghĩa Đức, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

Giáo xứ Gia Nghĩa được thành lập từ năm 1959, ban đầu là một ngôi nhà thờ nhỏ bằng gỗ, nhưng đã bị cháy do chiến tranh. Sau bao thăng trầm thời gian, cùng với sự phát triển của cộng đồng giáo dân, giáo xứ Gia Nghĩa đã được quan tâm xây dựng để có dáng hình trang nhã, xinh xắn như ngày hôm nay.

Nhà thờ Gia Nghĩa nằm trên ngọn đồi cao nhìn xuống khung cảnh hồ trung tâm thành phố Gia Nghĩa thơ mộng. Từ xa nhìn lên đồi, du khách có thể thấy giáo xứ Gia Nghĩa thấp thoáng giữa cây cối hoa lá tươi thắm. Vào mỗi dịp Giáng Sinh, nhà thờ Gia Nghĩa trở thành điểm đến thu hút đông đảo người dân trên địa bàn ghé thăm và chụp hình lưu niệm.

Giáo xứ Gia Nghĩa nằm trên một ngọn đồi

Một góc sân nhà thờ

Từ sân trước nhà thờ nhìn xuống hồ trung tâm thành phố Gia Nghĩa

Kiến trúc đơn giản nhưng thanh thoát của nhà thờ

Trang trí Giáng Sinh

Khoảng sân bên hông giáo xứ

Quang cảnh thành phố Gia Nghĩa nhìn từ nhà thờ

Cây kiểng ở phía trước

Có cả hoa đào xứ Bắc nữa nè!

Hồ trung tâm thành phố Gia Nghĩa