Hầm hỏa xa là một địa danh chụp ảnh “sống ảo” đầy ấn tượng tại thành phố ngàn hoa Đà Lạt…
Trong thời Pháp thuộc, ga Đà Lạt nổi tiếng khắp vùng Đông Dương với tuyến đường sắt răng cưa vượt đèo nối ga Đà Lạt, Trại Mát với ga Tháp Chàm (thành phố Phan Rang Tháp Chàm, Ninh Thuận ngày nay). Tuyến đường này có đi qua các đường hầm, gọi là hầm hỏa xa. Tiếc là giờ đây đường sắt răng cưa đã không còn nữa, nhà ga tàu hỏa ở Đà Lạt chỉ còn vài toa tàu điện cho du khách trải nghiệm tuyến ga Đà Lạt – ga Trại Mát, và cũng không đi qua những đường hầm hỏa xa này.
Nói thêm về tuyến đường sắt răng cưa ở Đà Lạt, đây từng được gọi là “con đường huyền thoại”, vì là một trong hai tuyến đường sắt răng cưa leo núi duy nhất của thế giới: một của Việt nam và một của Thụy Sỹ. Nhưng con đường sắt răng cưa leo núi của Việt Nam kỳ vĩ hơn vì vừa dài (cả tuyến đường dài 84 km, trong đó có tới 43 km là đường răng cưa), lại có độ dốc lớn hơn con đường của Thụy Sỹ (chỉ có gần 25 km ở đoạn vượt qua đèo Furka trên dãy Alpes).
Đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt được bắt đầu thi công vào năm 1908 (có tài liệu nói sớm hơn vài năm) theo lệnh của toàn quyền Paul Doumer. Vì địa hình đồi núi phức tạp, lắm dốc cao, lại phải xây dựng thêm đường răng cưa ở giữa 2 đường trơn, nên việc xây dựng tuyến đường này cực kỳ khó khăn. Sau nhiều năm gian khổ xây dựng, đến năm 1932 thì công trình chính thức hoàn thành, với tổng chi phí hết hơn 200 triệu Franc. Tuyến đường đi qua 9 nhà ga, 5 đường hầm xuyên núi, 2 cầu lớn, 2 đèo cao là đèo Ngoạn Mục và đèo Đ’ran.
Tuyến đường sắt này một thời là cầu nối hữu ích và thơ mộng giữa miền biển Nam Trung bộ Việt Nam với thành phố du lịch Đà Lạt trên cao nguyên lâm viên. Sau đó, vì lý do chiến tranh, đến năm 1972, tuyến đường sắt huyền thoại này đã phải ngừng hoạt động.
Đáng tiếc, sau khi thống nhất đất nước, vào năm 1986 Liên hiệp Đường sắt Việt nam đã cho tháo ray và tà vẹt của tuyến đường sắt trên để phục vụ cho việc sửa chữa tuyến đường sắt thống nhất. Phần còn lại bị bán làm sắt vụn dần dần từ những năm 1980 đến 2004, khi cầu đường sắt Đ’ran bị tháo dỡ. Cục Đường sắt Việt Nam cũng đã bán 7 đầu máy hơi nước và một số toa hạng nhất trong công trình cho công ty DFB của Thụy Sỹ (người ta từng gọi là chiến dịch “Back to Switzerland”).
Để đến hầm hỏa xa, bạn buộc phải đi bằng xe máy, phục vụ cho mục đích tham quan và chụp ảnh của mình.
Hiện tại, thành phố Đà Lạt còn sót lại khoảng 6 đường hầm hoả xa từ ngắn nhất đến dài nhất trong khu vực Trại Mát, Cầu Đất. Một số đường hầm nằm khuất trong rừng hoặc hoàn toàn “biến mất” do những đường mòn cũ đã trở thành khu dân cư,… Hầm hỏa xa mà tụi mình đến nằm trong khu vực xã Xuân Trường, trên quốc lộ 20, bên tay phải, hướng từ trung tâm thành phố Đà Lạt đến đồi trà Cầu Đất.
Hầm Hỏa Xa xã Xuân Trường trên Google Maps
Nếu đi bằng xe máy, bạn gửi xe trước quán cà phê Hầm Hỏa Xa (Coffee Hầm Hỏa Xa), rồi tự do đi xuống hầm tham quan. Khi lên, nhớ uống nước ủng hộ cô chủ là được, giữ xe miễn phí.
Miệng hầm hỏa xa, không mất phí tham quan nha các bạn!
Đi băng qua nắp hầm bên kia, vì theo lời cô chủ quán cà phê, phía bên kia chụp ảnh sẽ đẹp hơn
Bên trong khá tối, nếu là trời mưa thì sẽ trơn trợt, do đó, bạn nên chuẩn bị giày thoải mái, và đem theo đèn pin hoặc mở đèn pin điện thoại ra soi sáng nha!
Lúc này hãy còn sớm, những tia nắng trên đầu đang nhảy nhót qua cành thông
Thiệt tình là mỗi khi lên Đà Lạt mình chỉ thích chụp ảnh thiên nhiên hoa lá cỏ thôi à!
Có vài cây cà phê ở đầu hầm bên kia
Đây, khung cảnh nắp hầm bên kia như thế này. Nhiều bạn trẻ đến đây chụp ảnh theo ý tưởng ma mị lắm kìa, chẳng hạn mặc đầm trắng, cầm theo cây dù trong suốt. Mình già rồi, hổng ham hố “sống ảo” cho lắm! Ảnh: Nguyễn Thị Cẩm Vân
Lại chụp linh tinh cỏ cây hoa lá
Đứng từ miệng hầm hỏa xa có thể nhìn thấy điểm tham quan Suối Hồng ở bên cạnh, nên mình dùng máy ảnh “bắn” qua xíu
Lại chụp ảnh hoa lá cỏ linh tinh
Quay trở lại quán cà phê của cô chủ mà uống nước ủng hộ thôi!
Quán có nhiều góc trang trí để chụp ảnh chân dung cũng đẹp lắm!
Giá đồ uống đây ha, hơi mắc xíu!
*** Bài viết có sử dụng tư liệu được tổng hợp và biên tập lại từ nhiều nguồn trên Internet, mang giá trị tham khảo.