4. DU KÝ · Việt Nam

Điểm tham quan tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang


Châu Thành là một huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Tiền Giang. Huyện Châu Thành có thị trấn Tân Hiệp là trung tâm huyện, cùng 22 xã. Huyện Châu Thành của tỉnh Tiền Giang nổi tiếng với vú sữa Lò Rèn ở xã Vĩnh Kim.

Châu Thành nằm cách Tp. Hồ Chí Minh khoảng 90 km. Dưới đây là danh sách các điểm tham quan, vui chơi tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang cho bạn đọc tham khảo:

  • Tượng đài kỷ niệm chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút
  • Di tích Chiến thắng Giồng Dứa
  • Di tích Lịch sử Cách mạng Địa điểm Vụ thảm sát Chợ Giữa
  • Di tích Đìa Trâm Ba
  • Mộ và đền thờ Thủ Khoa Huân
  • Vườn trái cây Vĩnh Kim
  • Bửu Long Cổ Tự
  • Chùa Sắc Tứ Linh Thứu (Long Tuyền Tự)
  • Chùa Linh Phong (Linh Phong Cổ Tự, chùa Thành)
  • Chùa Linh Cổ Di tích Óc Eo
  • Chùa Một Cột Tiền Giang
  • Chùa Phước Hải
  • Chùa Linh Quang
  • Chùa Linh Sơn
  • Chùa Thành Phước
  • Chùa Bình An
  • Chùa Long Tường
  • Chùa Nhơn Phước
  • Chùa Nam An
  • Chùa Tân Long
  • Chùa Dân Hoà
  • Chùa Thiền Lâm
  • Chùa Tân Phước
  • Đình Tân Hiệp
  • Đình Long Hưng
  • Đình Tân Thạch
  • Đình Cửu Viễn
  • Đình Phú Phong
  • Nhà thờ Giáo xứ Chợ Bưng
  • Nhà thờ Kim Sơn
  • Nhà thờ Bình Trưng
  • Nhà thờ Ba Giồng
  • Nhà thờ giáo xứ Tín Đức
  • Nhà thờ Long Định I
  • Nhà thờ Long Định II
  • Nhà thờ Nhị Bình
  • Nhà thờ Vĩnh Kim
  • Nhà thờ Kinh Điều
  • Nhà thờ Giồng Cát
  • Nhà thờ Thành Triệu

Thông tin thêm về địa danh – tên gọi “Châu Thành”

Trong văn học dân gian ở Nam Bộ có khá nhiều câu sử dụng từ “châu thành”, mặc dù trong văn bản được viết hoa, nhưng “châu thành” ở đây được dùng như là một danh từ chung, chỉ nơi phố xá đông đúc, văn minh. Từ “châu thành” vốn là một từ Hán-Việt, được sử dụng khá phổ biến ở Nam Bộ. Khái niệm “châu thành” có thể hiểu là:

  • Phố phường, thành thị, nơi dân cư đông đúc
  • Khu vực chính, trung tâm của một xứ hay một tỉnh
  • Vùng đất bao quanh, ở cạnh thành phố, thị xã, đơn vị hành chính cấp huyện.

Sau khi chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, ngày 5 tháng 6 năm 1867, thực dân Pháp ra nghị định chia 6 tỉnh Nam Kỳ ra 24 hạt tham biện (arondissemnent). Viên cai trị hạt là tham biện (inspecteur, sau đổi là administrateur). Lỵ sở của hạt gọi là “châu thành”, có chức năng như một “trung tâm hành chính” của hạt. Bắt đầu từ năm 1912, địa danh Châu Thành chính thức được đặt tên cho nhiều đơn vị hành chính cấp quận ở các tỉnh Nam Kỳ.

Ban đầu, “châu thành” chỉ các trung tâm hành chính, nơi có chợ búa, các cơ quan của hạt tham biện trú đóng. Sau khi thành lập các thị xã với chức năng “tỉnh lỵ”, nó chiếm một phần diện tích của “châu thành”, phần diện tích còn lại vẫn giữ tên cũ là quận Châu Thành và sau này là huyện Châu Thành. Hiện nay các thị xã tỉnh lỵ đó đều đã được nâng cấp trở thành các thành phố trực thuộc tỉnh.

Huyện Châu Thành thuộc tỉnh Tiền Giang ngày nay chính là quận Châu Thành thuộc tỉnh Mỹ Tho thời Pháp thuộc. Địa bàn thành phố Mỹ Tho ngày nay khi đó vẫn nằm trong quận Châu Thành.

Ngoài ra, “Châu Thành” còn là một tên huyện thường gặp ở một số tỉnh miền Tây Nam bộ. Các huyện này thường nằm giáp ranh với một tỉnh kề bên, hoặc cạnh thị xã, thành phố. Ví dụ như: huyện Châu Thành của tỉnh Long An giáp ranh với tỉnh Tiền Giang, huyện Châu Thành của tỉnh Tiền Giang giáp ranh với tỉnh Bến Tre, huyện Châu Thành của tỉnh An Giang giáp ranh với thành phố Long Xuyên (cùng tỉnh), huyện Châu Thành của tỉnh Kiên Giang giáp ranh với thành phố Rạch Giá (cùng tỉnh)…

Hiện nay, “Châu Thành” được sử dụng để đặt tên cho 11 huyện ở 10 tỉnh miền Nam, gồm: An Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Hậu Giang (có huyện Châu Thành và Châu Thành A), Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Tây Ninh.

(Tổng hợp và biên soạn từ Internet)

Bình luận về bài viết này